Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

THỦ TỤC THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN?

Thay đổi người trực tiếp nuôi con là việc khởi kiện yêu cầu tòa án thay đổi quyền nuôi con mà trước đó trong quyết định cho phép ly hôn của tòa án phán quyết cho một bên (vợ hoặc chồng) có quyền nuôi bây giờ yêu cầu đổi lại cho bên kia. Vậy trình tự, thủ tục của việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như thế nào? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn để giải đáp thắc mắc trên trong bài viết sau.

I. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

II. Nội dung tư vấn

1. Quy định của pháp luật về người trực tiếp nuôi con và người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Người trực tiếp nuôi con:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc; nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Tức là quyền và nghĩa vụ đối với con luôn đặt ra với người làm cha; làm mẹ không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha và mẹ còn tồn tại hay đã chấm dứt quan hệ vợ chồng; hoặc chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng hay chưa.

Như vậy, khi hai người không chung sống với nhau nữa thì cha, mẹ vẫn phải thực hiện quyền, nghĩa vụ trông nom; chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Khi đó người nhận nuôi con thì phải có nghĩa vụ chăm sóc; và dạy dỗ đứa trẻ để đứa trẻ được đảm bảo về mặt đời sống cũng như tinh thần.

Người được nuôi con phải chứng minh được trước Tòa án về bản thân sẽ cung cấp môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của con; và có đủ các điều kiện đảm bảo cả về kinh tế lẫn tinh thần đáp ứng cho yêu cầu phát triển bình thường của người con; người được nuôi con phải chứng minh mình có đủ điều kiện vật chất về thu nhập; tài sản, nơi ở ổn định… về tinh thần (có đủ thời gian để ở bên con, chăm sóc; nuôi dưỡng con, luôn phải đặt con lên hàng đầu…) để người con có cuộc sống ổn định; và phát triển hơn bên không được nuôi con.

Ngoài ra, một trong hai người có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái; thường xuyên có hành vi bạo lực, thu nhập không ổn định…

Người không trực tiếp nuôi con:

Khi thực hiện quyết định ly hôn hoặc chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng thì người không trực tiếp nuôi con phải tuân thủ quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó, người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con khi con sống với người còn lại; có nghĩa vụ cấp dưỡng và có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở. Tuy nhiên, không thể lấy lý do thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc; nuôi dưỡng, giáo dục con. Khi đó, người có trách nhiệm nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom. Cụ thể, Điều 85 luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các trường hợp sau đây sẽ bị Tòa án hạn chế quyền thăm nom con:

- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý;

- Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

- Phá tài sản của con;

- Có lối sống đồi trụy;

- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Khi có căn cứ cho rằng bên không trực tiếp nuôi con có các dấu hiệu được quy định tại Điều 85 luật Hôn nhân và gia đình 2014; thì bên trực tiếp nuôi con vì quyền lợi của con có quyền làm đơn đến Tòa án; yêu cầu hạn chế quyền thăm nom của bên không trực tiếp nuôi con.

2. Điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Việc xác định người có quyền nuôi con sau ly hôn phụ thuộc dựa trên quyền và lợi ích hợp pháp của con. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để đảm bảo được quyền lợi tốt nhất cho con thì pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam cho phép thay đổi người trực tiếp nuôi con như sau:

- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Bạn có quyền yêu cầu thay đổi trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên bạn phải chứng minh được việc vợ bạn không đảm bảo quyền lợi được mọi mặt cho con của bạn. Ngoài ra, bạn phải chứng minh được bạn là người có thể đáp ứng tối đa yêu cầu cho sự phát triển của trẻ như:

- Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của bạn;

- Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.

3. Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Thẩm quyền giải quyết

Theo quy định tại Điều 27, Điều 29, Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn đang cư trú có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi người có quyền trực tiếp nuôi con.

Trong trường hợp không biết rõ địa chỉ cụ thể của vợ/chồng mình đang ở đâu hoặc vợ/chồng và gia đình vợ/chồng cố tình không cung cấp địa chỉ thì có thể nộp hồ sơ lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú cuối cùng mà bạn biết.

Thành phần hồ sơ

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

- Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con

- Bản án ly hôn;

- Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao, có chứng thực);

- Giấy khai sinh của con (bản sao, có chứng thực);

- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Trình tự giải quyết

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nộp đầy đủ hồ sơ khởi kiện hợp lệ nêu trên tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Bước 2: Tòa án xem xét hồ sơ và thụ lý đơn ly hôn

Sau khi nhận được đơn yêu cầu thay đổi người nuôi con, tòa án sẽ xem xét đơn và thụ lý vụ án khi có đầy đủ hồ sơ và giấy tờ hợp lệ. Sau đó, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án sẽ ra quyết định thụ lý vụ án và gửi cho nguyên đơn, bị đơn.

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Bước 3: Giải quyết vụ án

Tòa án sẽ tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và ra bản án quyết định.

Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;

Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Sầm Thu Cẩm)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình

Tư vấn về quyền nuôi con sau ly hôn

Cấp dưỡng cho con sau ly hôn



Gọi ngay

Zalo