Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

THỦ TỤC NHẬN CHA MẸ KHI CHA MẸ ĐÃ MẤT

THỦ TỤC NHẬN CHA MẸ KHI CHA MẸ ĐÃ MẤT

Câu hỏi: Tôi sinh ra khi cha, mẹ tôi chưa kịp đăng ký kết hôn. Sau khi sinh tôi không lâu, mẹ tôi mất. Vì vậy, cha con tôi chỉ nhận nhau chứ trên giấy tờ vẫn là hai người xa lạ. Năm ngoái, cha tôi mắc bệnh nặng, cũng qua đời nốt. Nay tôi muốn làm thủ tục xác nhận quan hệ cha con, mọi người trong gia đình nội ngoại cũng đều ủng hộ. Tôi muốn hỏi có thể nhận cha mẹ khi cha mẹ đã mất được không? Thủ tục nhận cha mẹ khi cha mẹ đã mất là gì? Xin luật sư tư vấn cho tôi!

Với câu hỏi của bạn, công ty Luật TNHH HTC xin đưa ra câu trả lời như sau:

Theo điều 90 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền nhận cha, mẹ như sau:

“1. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.

2. Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.”

Theo như quy định trên thì ngay cả trường hợp cha đã chết thì con vẫn có quyền nhận cha.

Trong trường hợp không có tranh chấp liên quan đến việc nhận cha của bạn, bạn có quyền đăng ký nhận ông B là cha tại Ủy ban nhân dân xã(nơi ông cha bạn cư trú). Về hồ sơ và thủ tục đăng ký nhận cha được quy định cụ thể tại Điều 19 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch 2014.

Theo quy định tại khoản 2, 3 điều 19 nghị định này về Đăng ký nhận cha, mẹ, con

2. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này và trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã; hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha – con hoặc quan hệ mẹ – con;

c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc.

Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, cùng người có yêu cầu ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp cho mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch.

Ngoài ra, anh A còn có thể yêu cầu những người đã chứng kiến việc ông B bày tỏ nguyện vọng nhận anh A làm còn trước khi chết có văn bản làm chứng để Ủy ban nhân dân xã củng cố chứng cứ làm cơ sở giải quyết.





Trong trường hợp việc bạn nhận cha có xảy ra tranh chấp với những người khác, để thực hiện thủ tục nhận cha mẹ khi cha mẹ đã mất, bạn cần làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đang có tranh chấp với bạn về việc xác nhận ông B là cha. Đơn khởi kiện cần các nội dung chính quy định tại khoản 4 điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

“a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.”

Kèm theo đơn khởi kiện, bạn cần kèm theo các tài liệu, chứng cứ khác có liên quan như giấy chứng tử của cha bạn, xác nhận của những người khác biết về quan hệ giữa anh và cha mình, phiếu xét nghiệm AND chứng minh quan hệ huyết thống,…

Sau khi ủy ban nhân dân xã nơi cha bạn cư trú đăng ký việc bạn nhận cha và ra quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ con thì bạn có thể mang Quyết định đó cùng với bản chính giấy khai sinh của mình đến Ủy ban nhân dân xã nơi đã đăng ký khai sinh cho anh để làm thủ tục bổ sung hộ tịch nếu muốn có tên cha trong giấy khai sinh.

Như vậy, đã có câu trả lời cho câu hỏi: có thể nhận cha mẹ khi cha mẹ đã mất được không?của bạn. Khi cha, mẹ đã chết, các con vẫn có thể thực hiện thủ tục để xác nhận quan hệ cha con, mẹ con theo các thủ tục nêu trên.

Trên đây là bài viết của Công ty Luật HTC Việt Nam về thủ tục nhận cha mẹ khi cha mẹ đã chết. Hy vọng bài viết cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích!

(Đ.N)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

………………………………………………………

Xem các bài viết liên quan:

- Xác định cha, mẹ, con;

- Tư vấn về quan hệ giữa các thành viên trong gia đình;

- Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ với con;

- Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp mang thai vì mục đích nhân đạo;

- Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;



Gọi ngay

Zalo