Quyền của cha mẹ với con sau khi ly hôn
Kính thưa Quý khách hàng!
Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.
I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.
“ Tôi và vợ đã ly hôn sau 8 năm chung sống. Chúng tôi có hai người con chung và hiện nay để tiện chăm sóc việc ăn uống, học hành thì các cháu đều ở với mẹ. Tuy nhiên tôi vẫn chu cấp đầy đủ hàng tháng cho các cháu, quan tâm hỏi han mỗi tuần. Gần đây không biết vì lý do gì vợ cũ của tôi không cho tôi gặp con, tôi có thắc mắc và cãi vã thì cô ấy bảo do con ở với cô ấy nên cô ấy có quyền quyết định. Vì vậy, tôi mong công ty tư vấn cho tôi về quyền của cha mẹ với con sau khi ly hôn.”
Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cung cấp dịch tư vấn về quyền của cha mẹ với con sau khi ly hôn.
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin tư vấn cho Quý khách như sau:
II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM:
1. Cơ sở pháp lý
Để cung cấp nội dung tư vấn cho Quý công ty, Công ty Luật chúng tôi đã căn cứ các quy định sau:
- Luật hôn nhân và gia đình số: 52/2014/QH13năm 2014.
2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng một số vấn đề về quyền của cha mẹ với con sau khi ly hôn.
2.1. Quyền của người không trực tiếp nuôi con
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền cấp dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Tuy nhiên, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
2.2. Quyền của người trực tiếp nuôi con
- Sau khi ly hôn, người trực tiếp nuôi con có quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình
- Người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại của pháp luật; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
- Người trực tiếp nuôi con cũng có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con nếu người đó lợi dụng việc thăm nom để gây ảnh hưởng xấu tới đứa trẻ.
3. Bảng báo giá chi phí.
Vui lòng liên hệ qua sđt: 0989.386.729 hoặc email: [email protected] để được báo giá chi tiết.
III. Bảo mật
Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.
Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Yến Vy/163, Ngày viết: 07/08/2021)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
-------------------------------------------------------------------------------------------
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Tư vấn xác định quyền và nghĩa vụ của con cái