Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

NHẬN NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI?

Thủ tục công nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định chặt chẽ tại Luật nuôi con nuôi năm 2010. Để dễ dàng hơn trong quy trình thực hiện, cần phải nắm rõ các quy định về thủ tục này. Vậy nguyên tắc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Điều kiện và hồ sơ nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài ra sao? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn để giải đáp thắc mắc trên trong bài viết sau.

I. Cơ sở pháp lý

- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

- Luật Nuôi con nuôi năm 2010.

II. Nội dung tư vấn

1. Nguyên tắc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Theo quy định của Điều 4 Luật nuôi con nuôi 2010 thì các nguyên tắc của nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định như sau:

– Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.

– Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

– Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.

2. Trường hợp nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Điều 28 Luật Nuôi con nuôi quy định các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài bao gồm:

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

- Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;

- Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

- Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;

- Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;

- Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.

- Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.

- Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.

3. Điều kiện nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

3.1. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

Theo Điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và các điều kiện sau:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

– Có tư cách đạo đức tốt.

Những người sau đây không được nhận con nuôi:

– Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

– Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

– Đang chấp hành hình phạt tù;

– Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Lưu ý: Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không cần phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên và có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

3.2. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi

– Trẻ em dưới 16 tuổi

– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

– Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

4. Thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 9 Luật nuôi con nuôi.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;

- Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

- Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.

5. Hồ sơ nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

5.1. Hồ sơ của người nhận con nuôi

Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:

– Đơn xin nhận con nuôi;

– Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

– Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

– Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

– Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;

– Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

– Phiếu lý lịch tư pháp;

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân

– Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp nhận con nuôi đích danh.

5.2. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài

Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài gồm có:

– Giấy khai sinh;

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

– Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

– Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

– Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;

– Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em nhưng không thành.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về vấn đề nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Sầm Thu Cẩm)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình

Thủ tục cho – nhận con nuôi

Thủ tục nhân nuôi con có yếu tố nước ngoài

Quy trình, thủ tục nhận nuôi con theo quy định của pháp luật



Gọi ngay

Zalo