Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

NGƯỢC ĐÃI CHA MẸ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Đối với người Việt Nam chữ hiếu luôn có vai trò quan trọng, con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn tồn tại không ít những đứa con bất hiếu có hành vi ngược đãi cha mẹ của mình. Vậy, ngược đãi cha mẹ bị xử phạt như thế nào? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn giải đáp băn khoăn trong bài viết sau.

I. Cơ sở pháp lý.

1. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

2. Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);

3. Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

II. Nội dung tư vấn.

1. Nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ

Nghĩa vụ của con cái đối với cha, mẹ được quy định tại Điều 70, 71 Luật Hôn nhân gia đình 2014 cụ thể:

- Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình

- Nghĩa vụ tham gia sản xuất, tạo thu nhập, đóng góp nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình theo khả năng của mình

- Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

- Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

2. Mức xử phạt đối với hành vi ngược đãi cha mẹ

Theo quy định của pháp luật thì hành vi ngược đãi được hiểu là hành vi không kính trọng, phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ như:

- Đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàng ngày khác đối với người thân như: xỉ vả, mắng chửi, cố tình bỏ đói, bắt chịu rét, mặc rách, mặc dù có điều kiện.

- Có hành vi bạo lực như đánh đập, giam hãm… làm cho người bị hại đau đớn về thể xác và tinh thần.

Căn cứ và tính chất, mức độ khác nhau của hành vi con cái ngược đãi đối với cha mẹ mà người có hành vi sẽ phải chịu mức xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người có hành vi ngược đãi cha mẹ mình thì ở mức bị xử phạt hành chính thì mức phạt được cụ thể hóa trong Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

- Phòng, chống bạo lực gia đình thì nếu đánh đập, gây thương tích cho bố mẹ và những người khác trong gia đình thì sẽ bị xử phạt về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình theo quy định tại Điều 49 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

- Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích, hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình bị phạt tiền từ 1,5 triệu đến 2 triệu

- Hành vi thường xuyên chửi bới, lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình thì sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình theo quy định tại Điều 51 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

- Từ chối, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha mẹ thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đến 300 nghìn đồng.

3. Trách nhiệm hình sự khi ngược đãi cha mẹ

Hành vi ngược đãi cha mẹ bên cạnh bị xử phạt hành chính, những người con bất hiếu còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội sau:

- Tội hành hạ người khác (Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù

- Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 05 năm tù giam

- Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 02 năm tù giam

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành ngược đãi cha mẹ theo quy định tại Điều 50 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về vấn đề ngược đãi cha mẹ bị xử phạt như thế nào? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Giàng Giang)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

- Hình phạt nào dành cho kẻ ngược đãi, bạo hành trẻ em

- Không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ có được hưởng thừa kế không?

- Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình



Gọi ngay

Zalo