LY HÔN THÌ QUYỀN NUÔI CON DƯỚI 3 TUỔI THUỘC VỀ AI?
Chào luật sư, tôi và chồng tôi lấy nhau từ năm 2018, hiện tại chúng tôi có một cháu 2 tuổi. Sau một thời gian chung sống, chúng tôi cảm thấy mệt mỏi với cuộc hôn nhân của mình vì vậy chúng tôi đang chuẩn bị ly hôn. Vậy luật sư cho tôi hỏi, nếu ly hôn thì quyền nuôi đứa trẻ sẽ thuộc về ai?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng đội ngũ luật sư Công ty luật TNHH HTC Việt Nam. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn, hướng dẫn tư vấn cho bạn để giải quyết vấn đề này trong bài viết dưới đây:
1. Cơ sở pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
2. Nội dung tư vấn
Việc giao con cho một bên trực tiếp nuôi phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là bảo đảm việc học tập, điều kiện cho sự phát triển về thể chất và tinh thần của con. Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc các bên có thỏa thuận khác. Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của các bên và vì lợi ích của con, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con hoặc mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng cho con. Thay đổi người trực tiếp nuôi con cũng phải xem xét đến nguyện vọng của con nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên.
Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc ai là người trực tiếp nuôi con thì có thể do vợ chồng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con thuộc về ai.
Nhưng đối với trường hợp của chị, vì con chị mới được 2 tuổi, theo khoản 3 Điều 81 thì việc chăm sóc con dưới 3 tuổi sẽ thuộc về người mẹ. Tuy nhiên, người mẹ sẽ không được trực tiếp nuôi con nếu Tòa án xét thấy người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cho con. Vì vậy, nếu chị muốn được trực tiếp nuôi con thì chị nên chứng minh cho Tòa án thấy chỉ đủ điều kiện để có thể nuôi cháu bé.
Tòa án sẽ dựa trên một số điều kiện để quyết định ai là quyền nuôi con như sau:
- Điều kiện vật chất: tức là điều kiện về kinh tế đảm bảo để nuôi nấng và chăm sóc con. Người trực tiếp nuôi dưỡng con phải có điều kiện vật chất đảm bảo. Điều kiện vật chất đảm bảo tức là cha hoặc mẹ phải đáp ứng được những nhu cầu cho con ở mức sống tối thiểu cho nhu cầu ăn, ở và học tập của con. Tuy nhiên, không phải người có kinh tế tốt hơn sẽ được quyền nuôi con mà còn dựa vào nhiều yếu tố khác.
- Yếu tố tinh thần: bao gồm việc nuôi dưỡng con trong môi trường sống tốt để trẻ có khả năng phát triển toàn diện về sức khỏe và tinh thần và đảm bảo được quỹ thời gian để chăm sóc và giáo dục con.
- Sức khỏe của cha mẹ: người trực tiếp nuôi dưỡng con phải là người có sức khỏe tốt hoặc điều kiện sức khỏe đảm bảo để chăm sóc cho con. Vì có những khoảng thời gian con bị ốm đau thì cần yêu cầu người chăm sóc cho trẻ
- Đạo đức, nhân phẩm của người trực tiếp nuôi dưỡng: Tòa án sẽ xem xét đến yếu tố này khi quyết định quyền nuôi con. Người có tiền án, tiền sự sẽ gặp bất lợi khi xét theo yếu tố này. Vì nếu trẻ tiếp xúc trong môi trường xấu thì rất dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về quy định của pháp luật hiện hành về quyền nuôi con sau ly hôn. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Hoàng Anh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
Bài viết liên quan: