Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

GIÀNH LẠI QUYỀN NUÔI CON SAU KHI LY HÔN

Sau khi ly hôn, nếu nhận thấy bên (vợ hoặc chồng) được tòa án phán quyết được quyền nuôi con mà không thực hiện tốt hoặc đầy đủ các nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục con thì bên còn lại có quyền khởi kiện để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Khi vợ chồng có tranh chấp về quyền nuôi con thì Tòa án sẽ là người quyết định dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con. Vậy có cách nào giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn để giải đáp thắc mắc trên trong bài viết sau.

I. Cơ sở pháp lý

- Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

- Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình;

- Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

II. Nội dung tư vấn

1. Ngăn cản thăm nuôi con

Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn ghi nhận: ” Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”.

Khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn ghi nhận: “Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Do vậy, việc vợ/chồng cản trở không cho thăm nom con là trái với quy định của luật Hôn nhân và gia đình hiện hành.

Để được thăm con khi bạn bị cản trở thì có thể thực hiện như sau:

- Thỏa thuận: Đối với yêu cầu ly hôn của vợ chồng, trước hết Tòa án sẽ dựa vào sự thỏa thuận của hai người để giải quyết. Do đó, việc đầu tiên khi muốn giải quyết vấn đề này là đạt được sự thỏa thuận của hai bên.

- Ly hôn khi có quyết định của Tòa án và trong trường hợp vợ bạn không thực hiện đúng nội dung bản án đã tuyên tức là hạn chế quyền thăm nom con của bạn, bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án. Trường hợp không tự nguyện thi hành, có thể bị cưỡng chế thi hành theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.

- Ngoài ra, nếu có căn cứ chứng minh người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì bạn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

2. Có giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn được hay không?

Nhiều người nghĩ, khi Tòa án đã ra bản án, quyết định về việc ly hôn, trong đó có giải quyết về vấn đề con chung thì không thể giành lại quyền nuôi con. Tuy nhiên, trên thực tế, ngay cả khi đã có bản án quyết định của Tòa án thì người không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền kháng cáo để giành lại quyền nuôi con.

Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Theo đó, trong trường hợp có căn cứ người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì trên cơ sở lợi ích của con, những cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

- Người thân thích;

- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

- Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Thay đổi người nuôi con cần những điều kiện gì?

Cách 1: Thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con

Pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Chính vì vậy, việc quyết định ai là người trực tiếp nuôi con khi ly hôn hoặc sau ly hôn, cha mẹ hoàn toàn có thể tự thỏa thuận với nhau và được pháp luật tôn trọng. Tuy nhiên, việc thỏa thuận của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến con nên dù thỏa thuận như thế nào thì buộc phải đảm bảo phù hợp được với lợi ích của con.

Cách 2: Yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con

Nếu các bên không thỏa thuận được về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con thì người không trực tiếp nuôi con hoặc cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có căn cứ cho rằng người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giao dục con bao gồm điều kiện về vật chất và điều kiện về tinh thần cho con. Điều kiện về vật chất có thể kể đến là khả năng kinh tế, chỗ ở ổn định, có nợ nần, cờ bạc,… hay không? Điều kiện về tinh thần ví dụ như là thời gian chăm sóc, quan tâm con, có hành vi bạo lực thể chất hay tinh thần con hay không,…. Nếu có chứng cứ chứng minh rằng người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ một trong các điều kiện nêu trên thì có thể khởi kiện yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Lưu ý:

Đối với con từ đủ 7 tuổi trở lên - độ tuổi mà nhà làm luật cho rằng con đã có khả năng nhận thực việc muốn sống với ai thì việc quyết định thay đổi ai là người trực tiếp nuôi con còn phụ thuộc cả vào ý kiến của con.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về vấn đề giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Sầm Thu Cẩm)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Xem thêm các bài viết liên quan:

Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình

Dịch vụ hỗ trợ thủ tục ly hôn trọn gói, giá rẻ, nhanh chóng

Ly hôn rồi ai sẽ nuôi con?



Gọi ngay

Zalo