Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

CÓ LẤY LẠI ĐƯỢC SỐ TÀI SẢN ĐÃ GÓP CHO BỐ MẸ CHỒNG KHI LY HÔN KHÔNG?

CÓ LẤY LẠI ĐƯỢC SỐ TÀI SẢN ĐÃ GÓP CHO BỐ MẸ CHỒNG KHI LY HÔN KHÔNG?

Kính chào Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam, tôi có một vấn đề rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý công ty. Tôi đã lập gia đình được 5 năm, khoản 2 năm trước có sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Trong thời gian làm việc có gửi tiền về cho gia đình bố mẹ chồng. Sau đó mẹ chồng tôi đã dùng số tiền này để mua đất và đứng tên bố mẹ chồng. Sau khi tôi về nước với một chút vốn thì mẹ chồng tôi lại đứng lên gom tiền của vợ chồng tôi và vợ chồng của em chồng tôi để xây một nhà ăn trên đất của ông bà. Tất cả tiền đều là đưa tay không có chứng thực gì cả. Vậy nếu bây giờ vợ chồng tôi ly hôn thì có thể lấy lại số tiền đã đưa cho bà hay không?



I. Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Luật Hôn nhân và gia đình 2014

II. Nội dung tư vấn

Theo nội dung bạn trình bày thì trong thời gian làm việc và sinh sống ở nước ngoài bạn có gửi tiền về cho gia đình bố mẹ chồng. Trước hết cần xem xét mục đích của bạn khi gửi số tiền này là gì? Là tặng cho bố mẹ chồng hay là góp vào tài sản chung của gia đình để mua đất?

Trong trường hợp bạn tặng cho số tiền này thì khi bạn giao số tiền đó cho bố mẹ chồng bạn là lúc bạn đã chuyển quyền sở hữu số tiền đó cho bố mẹ chồng bạn, khi ly hôn bạn không thể đòi lại số tiền đã tặng cho đó.

Trong trường hợp số tiền bạn gửi cho bố mẹ chồng là để góp vào tài sản chung cho bố mẹ chồng mua đất thì khi ly hôn, bạn mới có căn cứ để đòi 1 phần giá trị của mảnh đất tương đương với số tài sản đã góp vào tài sản chung của bố mẹ chồng để mua mảnh đất do mảnh đất có được là nhờ tài sản chung của cả bạn và bố mẹ chồng.

Để đòi lại được số tiền đã góp, bạn cần chứng minh được việc mình đã góp số tiền đó cho bố mẹ chồng để mua đất trong thực tế. Khi đưa tiền bạn và bố mẹ chồng không có văn bản giao nhận, nhưng vì lúc gửi tiền, bạn vẫn đang ở nước ngoài, vẫn có thể chứng minh việc bạn có gửi tiền góp này thông qua những hóa đơn, chứng từ hoặc giấy chuyển tiền của ngân hàng. Sau khi chứng minh được việc góp tiền, khi ly hôn bạn có quyền được chia tài sản chung này, căn cứ quy định tại Điều 219 BLDS 2015:

“Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”

Như vậy, bạn có quyền yêu cầu chia tài sản chung này, việc chia quyền sở hữu với mảnh đất này phụ thuộc vào thỏa thuận của các chủ sở hữu chung, nếu không chia được bằng hiện vật, bạn có quyền yêu cầu những chủ sở hữu còn lại trả cho mình một khoản tiền hợp lý tương ứng với số tiền đã góp vào tài sản chung này, tài sản này sẽ được coi là tài sản chung vợ chồng, khi ly hôn sẽ được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Sau khi về nước, vì mẹ chồng bạn đã yêu cầu những người con trong gia đình góp tiền để xây nhà ăn nên bạn đã góp tiền theo yêu cầu của bà. Như vậy, tương tự với mảnh đất, nếu bạn chứng minh được việc minh được việc góp tiền cho bố mẹ chồng để xây nhà ăn trên thực tế thì bạn có căn cứ để đòi lại một phần tài sản tương đương với số tài sản đã góp vào tài sản chung. Việc góp tiền này cũng không có văn bản rõ ràng nhưng bạn vẫn có thể chứng minh thông qua những người làm chứng, tức là tại thời điểm bạn giao tiền cho mẹ chồng để xây dựng nhà ăn thì có người chứng kiến hoặc thông qua bản ghi âm, ghi hình tại thời điểm đó, hoặc nếu bạn chuyển tiền cho mẹ chồng thông qua tài khoản ngân hàng thì phải có những hóa đơn, giấy chuyển tiền,… để làm căn cứ chứng minh. Trường hợp bạn sống chung với bố mẹ chồng thì vợ chồng bạn sẽ được trả lại phần tài sản tương ứng với số tiền góp vào tài sản chung này, căn cứ vào Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Điều 61. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”

Trường hợp bạn không sống chung với bố mẹ chồng thì nếu chứng minh được việc có góp tài sản chung, bạn vẫn được quyền đòi phần tài sản tương đương với phần tài sản đã góp theo quy định tại Điều 219 BLDS 2015.

Như vậy, việc chứng minh bạn có góp tài sản vào tài sản chung của bố mẹ chồng thông qua những hóa đơn, giấy chuyển tiền khi bạn chuyển tiền cho bố mẹ chồng qua ngân hàng hoặc thông qua những người làm chứng hoặc bản ghi âm, ghi hình tại thời điểm giao tiền cho bố mẹ chồng. Khi đã chứng minh được việc góp tài sản vào tài sản chung của bố mẹ chồng thì khi ly hôn, bạn có quyền được chia một phần giá trị của mảnh đất và nhà ăn của bố mẹ chồng tương đương với số tài sản đã góp vào tài sản chung đó.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về trường hợp có lấy lại được tài sản đã góp cho bố mẹ chồng khi ly hôn không. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hận hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Đường Linh)

---------------------------------------------------------

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Giải quyết tài sản chia tài sản khi ly hôn

Phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phân chia tài sản vợ chồng khi ly hôn




Gọi ngay

Zalo