Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

CHỒNG CÓ ĐƯỢC LY HÔN VỢ KHI VỢ ĐANG MANG THAI KHÔNG?

Ly hôn là khi một hoặc cả hai bên vợ chồng muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Một số trường hợp việc ly hôn giữa vợ và chồng khó có thể tiến hành giải quyết ly hôn được. Trong số đó có trường hợp về ly hôn khi vợ đang mang bầu.

Khi vợ đang mang thai thì người chồng có quyền ly hôn hay không? Người vợ có quyền ly hôn chồng khi mình đang mang thai hay không? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn để giải đáp thắc mắc trên trong bài viết sau.

I. Cơ sở pháp lý

- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

II. Nội dung tư vấn

1. Chồng có được ly hôn khi vợ đang mang thai không?

Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu ly hôn như sau:

- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Nếu thuộc một trong ba trường hợp nêu trên, vợ đang có thai, vợ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không được quyền yêu cầu ly hôn.

Như vậy, pháp luật Hôn nhân gia đình chỉ hạn chế quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi. Do đó, nếu tình trạng hôn nhân trở lên trầm trọng, mâu thuẫn kéo dài không thể hàn gắn ảnh hưởng đền quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ hoặc bào thai trong bụng thì người vợ vẫn có quyền nộp đơn xin ly hôn đơn phương và Tòa án sẽ thụ lý giải quyết.

Điều này đồng nghĩa với việc, Luật chỉ cấm chồng không được ly hôn khi vợ đang có thai mà không cấm trường hợp ngược lại, nghĩa là nếu người vợ muốn ly hôn khi đang mang thai thì được luật cho phép.

2. Làm thế nào để ly hôn khi vợ đang mang thai?

Theo quy định về quyền yêu cầu ly hôn được nêu tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; chỉ người chồng là người bị hạn chế về quyền yêu cầu đơn phương ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Do đó, khi chồng có yêu cầu ly hôn đơn phương Tòa án sẽ không thụ lý giải quyết. Tuy nhiên, khi cả hai vợ chồng đều đồng ý về việc ly hôn và thỏa thuận được vấn đề quyền nuôi con; cấp dưỡng, phân chia tài sản (thuận tình ly hôn); hoặc người vợ có yêu cầu giải quyết ly hôn thì Tòa án vẫn sẽ tiếp nhận và giải quyết theo yêu cầu.

Như vậy, để giải quyết ly hôn có thể thực hiện một trong hai cách sau đây:

- Trao đổi với vợ về tình hình mâu thuẫn hiện tại. Nếu cả hai bạn đồng ý giải quyết theo thủ tục thuận tình ly hôn hoặc vợ có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì Tòa án vẫn sẽ xem xét giải quyết.

- Trường hợp vợ không đồng ý về việc giải quyết ly hôn, cần chờ đến khi con sinh ra và đủ 12 tháng tuổi thì yêu cầu giải quyết ly hôn sẽ được Tòa án giải quyết.

3. Thủ tục ly hôn khi vợ mang thai

Trường hợp thuận tình ly hôn

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

- Mẫu đơn yêu cầu thuận tình ly hôn

- Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính);

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của vợ và chồng (bản sao chứng thực);

- Sổ hộ khẩu của vợ và chồng (bản sao chứng thực);

- Giấy khai sinh của các con (bản sao chứng thực);

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu tài sản của cả hai vợ chồng (bản sao chứng thực).

Bước 2: Nộp đơn lên Tòa để giải quyết thuận tình ly hôn

Hồ sơ thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn được nộp tại Tòa án nhân dân huyện nơi người chồng hoặc người vợ đang sinh sống. Đó có thể là nơi đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú của vợ hoặc chồng.

Bạn sẽ nộp qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa/bộ phận tiếp dân của Tòa án nhân dân huyện đó.

Bước 3: Nộp lệ phí ly hôn thuận tình

Sau khi nộp hồ sơ, bạn sẽ được Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí tại Cục thi hành án dân sự. Vậy ly hôn thuận tình mất bao nhiêu? Theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH án phí thuận tình ly hôn sẽ là 300.000 VNĐ. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí thì vụ việc của bạn sẽ được tòa án thụ lý để giải quyết theo thủ tục chung.

Bước 4: Tiến hành phiên giao nộp, tiếp cận chứng cứ

Các bên sẽ lên Tòa án để tiến hành tiếp cận, giao nộp chứng cứ (nếu có) cho Tòa án. Trên thực tế, tiến hành phiên giao nộp và tiếp cận chứng cứ sẽ được gộp chung với bước hòa giải.

Tiến hành hòa giải và giải quyết ly hôn thuận tình cho các đương sự

Vợ chồng mâu thuẫn sâu sắc dẫn đến ly hôn, vậy thuận tình ly hôn có cần hòa giải không? Thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần? Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Trường hợp hòa giải đoàn tụ thành công

Trường hợp hòa giải thành công cho vợ chồng đoàn tụ với nhau thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn của cả hai vợ chồng, nghĩa là vụ việc sẽ không được giải quyết.

Trường hợp hòa giải không thành

Trường hợp không hòa giải được, tức là vợ chồng vẫn mong muốn được ly hôn thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận vợ chồng theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 khi có đầy đủ 3 điều kiện như sau:

Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;

Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.

Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hòa giải đoàn tụ không thành mà không có bên nào nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó (thỏa thuận về con cái, tài sản, cấp dưỡng) thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Trường hợp vợ đơn phương yêu cầu ly hôn

Để được Tòa án giải quyết đơn phương ly hôn, ngoài những giấy tờ trong trường hợp thuận tình ly hôn, người vợ cần phải chuẩn bị:

- Đơn xin ly hôn

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu ly hôn đơn phương: Chồng có hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện nghĩa vụ của mình với gia đình…

Khác với thuận tình ly hôn, trong trường hợp này Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi người chồng cư trú, làm việc (Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

Trong trường hợp ly hôn đơn phương, Tòa án vẫn tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải thành thì Tòa án công nhận sự thỏa thuận của các bên. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử và kết quả được nêu tại bản án.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về thắc mắc chồng có được ly hôn khi vợ đang mang thai không? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Sầm Thu Cẩm)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình

Dịch vụ hỗ trợ thủ tục ly hôn trọn gói, giá rẻ, nhanh chóng

Tư vấn ly hôn khi vợ mang thai



Gọi ngay

Zalo