AI LÀ NGƯỜI NUÔI CON TRÊN 3 TUỔI SAU KHI LY HÔN?
Hiện nay, ly hôn là vấn đề không còn xa lạ trong cuộc sống. Khi ly hôn thường kéo theo, phát sinh nhiều vấn đề mà đặc biệt là tranh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn. Vấn đề xác định quyền nuôi con trên 03 tuổi khi ly hôn cũng gây ra nhiều tranh cãi. Để tìm hiểu rõ các quy định pháp luật về vấn đề trên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin đưa ra tư vấn về vấn đề nuôi con trên 3 tuổi trong bài viết dưới đây.
1. Quyền nuôi con trên 03 tuổi sau khi ly hôn
Theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia Đình 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn quy định như sau:
“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”
Như vậy, đối với quyền nuôi con trên 3 tuổi sẽ khác với quyền nuôi con dưới 3 tuổi như sau :
Về nguyên tắc, cha mẹ ly hôn sẽ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn. Sau khi thỏa thuận mà không đạt được sự thống nhất giữa hai bên thì lúc này việc xác định khi ly hôn ai được quyền nuôi con sẽ thuộc về Tòa án. Tòa án dựa quyền lợi mọi mặt của con để đưa ra quyết đinh ai được quyền nuôi con khi ly hôn. Quyền nuôi con trên 03 tuổi được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014, Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn hân và gia đình và trình tự tố tụng theo Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan khác.
2. Thủ tục giành quyền nuôi con trên 03 tuổi khi ly hôn
Thủ tục giành quyền nuôi con trên 03 tuổi khi ly hôn sẽ được giải quyết theo các quy định của Bô luật tố tụng dân sự 2015, gồm các bước sau đây:
- Nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn cùng với yêu cầu giành quyền nuôi con trên 3 tuổi (trong trường hợp ly hôn) hoặc nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đồi người trực tiếp nuôi con tại TAND quận/huyện nơi bị đơn ( người trực tiếp nuôi con) đang cư trú, làm việc.
- Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
- Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/ huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
- Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
3. Căn cứ quyền nuôi con
Đối với trường hợp con trên 03 tuổi đến dưới 07 tuổi nếu có tranh chấp thì Tòa án sẽ xác định dựa trên cơ sở người có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con cái về mọi mặt cho con. Điều kiện về kinh tế, vật chất để chăm con, như thu nhập hàng tháng bao nhiêu? Thu nhập có đảm bảo cho việc phát triển cho con không? Ngoài ra thì Tòa án sẽ còn xem xét về thời gian chăm sóc nuôi dưỡng con, có phù hợp với việc đưa đón con đi học hay không? Có thời gian chăm sóc con hay không? Hành vi chăm sóc con, đối xử với con của bố mẹ, có tốt hay không, có quan tâm, chăm chút đến con hay không, không chỉ là yếu tố vật chất mà còn quan tâm đến tâm lý, cảm xúc của con.
Bên cạnh đó, Tòa án sẽ còn xem xét đến yếu tố nơi cư trú để thực hiện việc chăm con có thuận lợi hay không, thuận lợi cho sự phát triển của con về môi trường sống, thuận lợi cho con học hành, vui chơi, giải trí của con hay không? Một trong những yếu tố không thể thiếu là thái độ chăm sóc con cái của bố mẹ, có giành nhiều thời gian cho con hay không, có chơi với con hay không, chia sẻ cùng con hay không?
Khi bố hoặc mẹ tổng hợp được những yếu tố đó thì Tòa án sẽ xem xét người trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc, con cái.
4. Nghĩa vụ của bố, mẹ đối với con sau khi ly hôn
Nghĩa vụ chăm sóc con cái không thể mất đi sau khi ly hôn, bố mẹ vẫn phải có nghĩa vụ giáo dục, nuôi dưỡng con cái như trong thời kỳ hôn nhân. Với những người không trực tiếp chăm sóc thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng cho con, hỗ trợ người trực tiếp nuôi con để chăm sóc con. Bên cạnh đó, nếu người không trực tiếp nuôi con hoặc vì không được trực tiếp nuôi con mà có thái độ thù hằn, gây cản trở người trực tiếp nuôi con chăm sóc con cái, giáo dục con thì khi đó người trực tiếp nuôi con có thể yêu cầu Tòa án hạn chế đi quyền gặp gỡ, chăm sóc con.
Với người trực tiếp nuôi con thì phải thực hiện nghĩa vụ thường xuyên hỏi han, chăm sóc con và tạo điều kiện cũng như không được ngăn cản người không trực tiếp nuôi con được gần gũi với con, được gặp gỡ con.
5. Quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con
Dù đã có phán quyết của Tòa về người trực tiếp nuôi con nhưng nếu người trực tiếp nuôi con không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như giáo dục con cái hoặc cha mẹ có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa xem xét lại người trực tiếp nuôi con.
Việc tthay đổi người trực tiếp nuôi con không chỉ có bố mẹ mà còn cá nhân, tổ chức có những bằng chứng về việc người nuôi con đối xử không tốt với trẻ, không chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cũng có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về quyền nuôi con trên 03 tuổi khi bố mẹ ly hôn. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hành đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đền pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(M.T.T.D)
------------------------------------------------------
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
---------------------------------------------------
Link tham khảo :
Điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn