Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Tư vấn pháp luật về đầu tư ra nước ngoài

Đầu tư ra nước ngoài đang là xu thế chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Với nhiều lợi ích về thuế, ngoại tệ, tiếp cận khoa học kỹ thuật, mở rộng thị trường, không thể phủ nhận tầm quan trọng của loại hình đầu tư này. Ở Việt Nam, hoạt động này chỉ được bắt đầu từ những năm 90 và gần đây mới phát triển mạnh. Vì vậy, sự phổ cập hiểu biết và tư vấn pháp luật về vấn đề này là vô cùng cần thiết.

1. Đầu tư ra nước ngoài là gì?

● Đầu tư trực tiếp là việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó, gồm:

- chuyển vốn;

- thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh;

- xác lập quyền sở hữu.

● Đầu tư gián tiếp:

- mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác;

- đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài.

2. Một số hình thức đầu tư ra nước ngoài

● Thành lập tổ chức kinh tế (ví dụ: chi nhánh, công ty con,…) theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

● Đầu tư theo hình thức hợp đồng (ví dụ: hợp đồng BCC) ở nước ngoài;

● Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;

● Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;

● Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

3. Đối tượng có thể thực hiện đầu tư ra nước ngoài?

● Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư;

● Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;

● Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;

● Hộ kinh doanh đăng ký theo quy định pháp luật;

● Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, trừ cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp;

● Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định pháp luật.

4. Ngành nghề nào cần chú ý?

Ngành, nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài

Ngành, nghề mà pháp luật Việt Nam cấm đầu tư kinh doanh;

● Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương;

● Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện

● Ngân hàng;

● Bảo hiểm;

● Chứng khoán;

● Báo chí, phát thanh, truyền hình;

● Kinh doanh bất động sản.

5. Thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

● Chuẩn bị hồ sơ đầu tư tại nước ngoài;

● Xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài;

● Đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài;

● Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài;

● Thực hiện chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài.

6. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

● Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài (bản chính)

● Hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý (bản chứng thực)

- Với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;

- Với nhà đầu tư là tổ chức: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đầu tư (nếu có)

● Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư (bản chứng thực):

- Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng

- Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư là pháp nhân;

● Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư (bản chứng thực)

● Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư (bản chứng thực)

● Quyết định đầu tư ra nước ngoài (bản chính)

● Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm (bản chứng thực)

● Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại nước ngoài (nếu có) (bản chứng thực)

● Văn bản ủy quyền cho Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (bản chính)

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Dương Cẩm Tú/250; Ngày viết: 17/12/2023)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

Các bài viết liên quan

- Tư vấn pháp luật đầu tư

- Luật sư tư vấn gì về việc lựa chọn hình thức đầu tư ra nước ngoài?

- Luật sư tư vấn gì về chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư?

- Đầu tư nước ngoài tại Singapore, cần phải làm gì?

- Tại sao cần mời luật sư khi giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh?



Gọi ngay

Zalo