THỦ TỤC ĐẦU TƯ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Dịch vụ viễn thông luôn là một ngành nghề hot và mang lại giá trị lợi nhuận lớn. Không chỉ vậy, thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng và đáng để khai thác đối với ngành nghề này. Do đó, những năm gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài đã đẩy mạnh đầu tư trong lĩnh vực này vào Việt Nam. Đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư.
Căn cứ pháp lý
- Biểu cam kết WTO, FTAs (Hiệp định thương mại tự do), AFAS (Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ)
- Luật viễn thông số 41/2009/QH12
- Nghị định 25/2011/NĐCP ngày 06/4/2011.
- Điều kiện đầu tư
- Theo WTO, FTAs, AFAS
Phạm vi áp dụng
- Các dịch vụ thoại (CPC 7521)
- Dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch gói (CPC 7523**)
- Dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch kênh (CPC 7523**)
- Dịch vụ Telex (CPC 7523**)
- Dịch vụ Telegraph (CPC 7523**)
- Dịch vụ Facsimile (CPC 7521** + 7529**)
- Dịch vụ thuê kênh riêng (CPC 7522** + 7523**)
- Dịch vụ hội nghị truyền hình (CPC 75292)
- Dịch vụ truyền dẫn tín hiệu video trừ truyền quảng bá
- Các dịch vụ thông tin vô tuyến, bao gồm: Dịch vụ thoại di động (gồm di động mặt đất và vệ tinh); Dịch vụ số liệu di động (gồm di động mặt đất và vệ tinh); Dịch vụ nhắn tin; Dịch vụ PCS; Dịch vụ trung kế vô tuyến
- Dịch vụ kết nối Internet (IXP)
- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế:
- Dịch vụ không có hạ tầng mạng: không vượt quá 65%.
- Dịch vụ có hạ tầng mạng: không vượt quá 49%.
Đối tác Việt Nam tham gia đầu tư: nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam đối với tổ chức kinh tế cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng.
Điều kiện khác: 51% là nắm quyền kiểm soát trong việc quản lý tổ chức kinh tế cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng. Trong ngành viễn thông, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ có thể ký mới thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức hiện diện khác với những điều kiện không kém thuận lợi hơn những điều kiện họ đang được hưởng.
Theo pháp luật Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh để cung cấp dịch viễn thông cơ bản. Riêng đối với cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, đối tác Việt Nam phải là doanh nghiệp viễn thông đã được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông tại Việt Nam.
Một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
Theo Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật đầu tư 2014, doanh nghiệp có vốn nước ngoài để được cấp phép hoạt động tại Việt Nam cần trải qua các bước bao gồm: Xin cấp GCN đăng ký đầu tư và GCN đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:
Bước 1: Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi thành lập công ty có vốn nước ngoài bao gồm:
- Công ty 100% vốn do nhà đầu tư nước ngoài góp;
- Công ty có vốn nước ngoài (Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam) tiếp tục thành lập thêm tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
- Thành lập mới hoặc gốp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty;
- Đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực hiện quyền xuất nhập khẩu và phân phối cần xin thêm Giấy phép kinh doanh;
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo quy định tại Điều 37 Luật Đầu tư năm 2014 thì:
– Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
– Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau đây:
Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này cho cơ quan đăng ký đầu tư;
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Bước 2: Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư sẽ thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (tương tự như đối với doanh nghiệp trong nước).
Lưu ý: Đối với các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông thì phải xin giấy phép đủ điều kiện đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tương ứng trước khi đi vào hoạt động.
Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
Doanh nghiệp mộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông phải gửi 05 (năm) bộ hồ sơ tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép. Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp;
- Bản sao có chứng thực điều lệ của doanh nghiệp;
- Kế hoạch kinh doanh trong 5 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép;
- Kế hoạch kỹ thuật tương ứng với kế hoạch kinh doanh trong năm năm đầu tiên kể từ ngày dược cấp giấy phép;
- Dự thảo hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông mẫu đối với các dịch vụ cụ thể doanh nghiệp dự định cung cấp.
Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp đồng thời đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng để cung cấp một loại hình dịch vụ viễn thông cụ thể, hồ sơ đề nghị cấp phép có thể được ghộp chung thành một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông nhưng pahir bảo đảm đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông xem xét và thông báo cho doanh nghiệp biết về tính hợp lệ của hồ sơ.
Trong 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ và cấp pơheps hoặc trình Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông cấp phép cho doanh nghiệp.
Bước 3: Công bố nội dung Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp phải đăng trên một trong các tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp các nội dung chính trong giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Lưu ý: Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm các nội dung chính:
- Tên doanh nghiệp, tên giao dịch của doanh nghiệp bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (nếu có); địa điểm trụ sở chính, địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam;
- Số giấy phép, ngày cấp giấy phép, ngày hết hạn giấy phép;
- Loại mạng viễn thông, phạm vi thiết lập mạng viễn thông (nếu có);
- Phạm vi kinh doanh dịch vụ, loại hình dịch vụ được phép kinh doanh (nếu có);
- Các điều khoản, điều kiện doanh nghiệp phải tuân thủ khi thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông.
(T.Loan)
Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn