Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

QUY TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

UY TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Trái ngược với xu hướng suy giảm của nhiều quốc gia trên thế giới, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang chảy về ASEAN ngày một tăng, tạo nên một cuộc đua gay gắt giữa các nước trong khu vực với việc trải thảm đỏ mời gọi các nhà đầu tư. Nhờ những chính sách ưu đãi, thông thoáng cùng sự nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt là sự ổn định về chính trị, Việt Nam đã tạo được sức hút cho riêng mình và trở thành điểm đầu tư hấp dẫn được nhiều doanh nghiệp nước ngoài tìm đến.

Theo đó nhu cầu về việc thành lập doanh nghiệp cũng ngày một tăng, để hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những chính sách, thủ tục pháp lý tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành, HTC Việt Nam sẽ cung cấp cho quý khách quy trình thành lập công ty cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:

I. Cơ sở pháp lý:

- Luật Đầu tư 2014;

- Luật Doanh nghiệp 2014;

- Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư;

- Thông tư 02/2017/TT-BKHĐT hướng dẫn về cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài.


II. Nội dung tư vấn của công ty Luật HTC Việt Nam

1. Điều kiện đối với các nhà đầu tư:

Điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài được quy định cụ thể tại Nghị định 118/2015/NĐ-CP:

- Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

- Điều kiện về hình thức đầu tư;

- Điều kiện về phạm vi hoạt động đầu tư;

- Điều kiện về đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

- Điều kiện khác theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư.

2. Thủ tục thành lập công ty cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Hồ sơ gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Điều lệ công ty.

- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (danh sách người đại diện theo ủy quyền nếu có cổ đông là tổ chức).

- Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;

- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

- Quyết định góp vốn và bổ nhiệm người quản lý; Danh sách người đại diện theo ủy quyền (đối với thành viên là tổ chức);

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư đã được cấp.

2. Quy trình thành lập công ty cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Theo khoản 1 Điều 36 Luật đầu tư năm 2014 thì nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty cổ phần tại Việt Nam trước hết phải được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

- Trường hợp dự án đầu tư không phải xin quyết định chủ trương:

Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị đăng ký đầu tư tới cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư.Hồ sơ bao gồm các tài liệu cơ bản sau:

+ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (Theo mẫu);

+ Bản sao một trong các giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

+ Đề xuất nhu cầu sử dụng đất hoặc bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

+ Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển;

+ Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh; Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;

Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và xem xét hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

- Trường hợp dự án đầu tư phải xin quyết định chủ trương của cơ quan có thẩm quyền:

Nhà đầu tư nộp hồ sơ xin quyết định chủ trương tại Cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương:

+ Quốc hội có thẩm quyền quyết định chủ trương đối với các dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại Điều 30 Luật Đầu tư.

+ Chính phủ có thẩm quyền quyết định chủ trương đối với các dự án đầu tư thuộc trường hợp được quy định tại Điều 31 Luật đâu tư;

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định chủ trương đối với các dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại Điều 32 Luật Đầu tư.

Bước 2: Đăng ký doanh nghiệp

Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tới Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư. Hồ sơ bao gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

+ Điều lệ công ty.

+ Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

+ Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;

+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

+ Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc.

Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và đầu tư phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho nhà đầu tư.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công khai.

Bước 3: Khắc dấu và Công bố sử dụng mẫu dấu

+ Công ty tự mình hoặc ủy quyền khắc dấu tại các cơ sở khắc dấu. Doanh nghiệp tự quyết định loại dấu, hình thức và số lượng con dấu của mình.

+ Sau khi có con dấu, doanh nghiệp phải thông báo sử dụng mẫu dấu trên Cổng thông tịn đăng ký kinh doanh quốc gia.

+ Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Trên đây là những ý kiến đóng góp của chúng tôi để hỗ trợ quý khách hàng. Công ty Luật TTHH HTC hân hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong việc tư vấn, giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan :

Tư vấn thủ tục thành lập công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài

Những điểm cần lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại VN



Gọi ngay

Zalo