Lãng phí, thất thoát trong đầu tư công: Trách nhiệm thuộc về ai?
- Nguyên nhân từ đâu?
Thực tế hoạt động đầu tư công thời gian qua cho thấy tình trạng thất thoát lãng phí xảy ra trên diện rộng và ở tất cả các khâu bởi nhiều nguyên nhân: nguyên nhân từ chất lượng quy hoạch chưa tốt; nguyên nhân từ sự thiếu chặt chẽ của các văn bản pháp luật và việc thực thi chưa nghiêm túc; từ quy hoạch, kế hoạch, chủ trương đầu tư sai lầm; từ việc phê duyệt dự án, bố trí vốn, thực hiện dự án còn nhiều bất cập.
Thứ nhất, Nguyên nhân từ quy hoạch chậm và một số quy hoạch chất lượng chưa tốt
Quy hoạch là khâu đầu tiên rất quan trọng nhưng trong một số trường hợp lại buông lỏng nên không theo kịp những định hướng phát triển và tốc độ đầu tư. Sản phẩm quy hoạch sơ sài, mâu thuẫn giữa quy hoạch tổng thể với quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch vùng và lãnh thổ, quy hoạch ngành và khu vực; sản phẩm quy hoạch không thường xuyên được cập nhật nhưng lại được dùng để định hướng cho các chủ trương đầu tư nên đã dẫn đến chủ trương đầu tư sai gây lãng phí lớn.
Thứ hai, Nguyên nhân từ sự thiếu chặt chẽ của các văn bản pháp luật và việc thực thi chưa nghiêm túc
Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư công rất lớn với 12 luật, hơn 100 nghị định, hàng trăm thông tư hướng dẫn. Sự chồng chéo trong quản lý và các văn bản pháp lý liên quan được coi là rào cản lớn nhất trong công tác đầu tư xây dựng nói chung và đầu tư công nói riêng. Thực tế cho thấy Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Bảo vệ môi trường và một số luật chuyên ngành khác... cũng điều chỉnh hoạt động đầu tư công với phạm vi và mức độ khác nhau, nhưng chưa có sự phân định rõ ràng về phạm vi điều chỉnh. Cùng một vấn đề, giữa các luật này và luật kia còn có sự khác biệt.
Thứ ba, Nguyên nhân do khâu tổ chức thực hiện dự án đầu tư còn nhiều bất cập
Do trình độ quản lý, do buông lỏng quản lý, do trình độ kỹ thuật non kém, tinh thần trách nhiệm chưa cao. Ví dụ công tác khảo sát thiết kế thể hiện rõ nét vấn đề buông lỏng quản lý và tinh thần trách nhiệm chưa cao: định mức và đơn giá khảo sát thiết kế ở nước ta vào loại thấp, đã vậy khi trình duyệt đề cương 87 được giảm tới mức tối thiểu, một số hạng mục bị cắt tùy tiện vô tội vạ để phù hợp với kinh phí... Quá trình thực hiện của tư vấn thiếu sự giám sát, kiểm tra, nhiều bản vẽ thiết kế dự toán không sát với tình hình thực tế... Nhiều hồ sơ thiết kế khi thiết kế đã sử dụng tài liệu của công trình khác hoặc nội suy. Tất cả những điều đó dẫn đến các bản vẽ thiết kế khi mang ra thi công phải điều chỉnh nhiều lần.
Do những tiêu cực như tham nhũng, hối lộ trong quá trình thực hiện đầu tư ở tất cả các khâu: khảo sát, thiết kế, đấu thầu, thi công, giám sát, nghiệm thu... Thất thoát lãng phí do tổ chức đấu thầu không minh bạch, do chọn nhà thầu không đúng yêu cầu, man trá khi lập hồ sơ dự thầu, đại hạ giá dự thầu để có được hợp đồng để rồi sẽ tìm cách thu hồi lại sau; chia nhỏ gói thầu để thực hiện chỉ định thầu; gian dối khối lượng trong khảo sát thiết kế thi công; nghiệm thu khống, gian trá khối lượng, cho qua các khuyết tật, dùng vật tư thiết bị không đúng phẩm chất...
2. Trách nhiệm thuộc về ai?
Cơ quan quản lý nhà nước
Theo Điều 13 Luật Đầu tư công 2019 có nêu cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm giám sát, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư công, cụ thể:
“1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, giải pháp, chính sách đầu tư công.
3. Theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
4. Đánh giá hiệu quả đầu tư công; kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công, việc tuân thủ kế hoạch đầu tư công.
5. Xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công.
6. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công.
7. Hợp tác quốc tế về đầu tư công.”
Nếu buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm gây thất thoát ngân sách, họ có thể bị xử lý theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Nếu hành vi buông lỏng quản lý dẫn đến thất thoát, lãng phí lớn, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng:
“1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Chủ đầu tư
Điều 94 Luật Đầu tư công 2019 quy định quyền và trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư trong quản lý, thực hiện chương trình, dự án như sau:
“1. Tổ chức quản lý, thực hiện chương trình, dự án, bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng và hiệu quả của chương trình, dự án.
2. Báo cáo, cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý, cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp về việc thực hiện chương trình, dự án theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) được quy định như sau:
“- Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
+ Vì vụ lợi;
+ Có tổ chức;
+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
+ Gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
- Phạm tội gây thất thoát, lãng phí 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Nhà thầu thi công
Căn cứ Điều 88 Luật Đấu thầu 2023 quy định về Xử lý tình huống trong hoạt động đấu thầu:
“1. Trường hợp phát sinh tình huống chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các nội dung khác trong hoạt động đấu thầu, người có thẩm quyền, chủ đầu tư quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xử lý tình huống theo nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.
2. Việc xử lý tình huống căn cứ vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hợp đồng đã ký kết với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn; tình hình thực tế triển khai thực hiện gói thầu, dự án, dự án đầu tư kinh doanh.
3. Thẩm quyền xử lý tình huống trong đấu thầu được quy định như sau:
a) Đối với lựa chọn nhà thầu, người quyết định xử lý tình huống là chủ đầu tư. Trong trường hợp phức tạp, chủ đầu tư quyết định xử lý tình huống sau khi có ý kiến của người có thẩm quyền;
b) Đối với lựa chọn nhà đầu tư, người quyết định xử lý tình huống là người có thẩm quyền.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm gì trong điều chỉnh kế hoạch đầu tư công?
Khoản 4 Điều 67 Luật Đầu tư công 2019 quy định Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
a) Chủ trì thẩm định phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giữa các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;
b) Chủ trì thẩm định phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương trong nội bộ và giữa các ngành, lĩnh vực, chương trình của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì thẩm định phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giữa các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định; Chủ trì thẩm định phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương trong nội bộ và giữa các ngành, lĩnh vực, chương trình của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Kết luận
Lãng phí, thất thoát trong đầu tư công không chỉ làm cạn kiệt ngân sách mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia. Việc quản lý chặt chẽ, giám sát minh bạch và xử lý nghiêm minh sai phạm là điều cần thiết để đảm bảo hiệu quả đầu tư công. Nếu bạn đang gặp vấn đề pháp lý liên quan đến đầu tư công, hãy tham vấn ý kiến luật sư để có giải pháp tốt nhất.
_____________________________________________________________________
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Phạm Thu Hằng; Ngày viết: 22/02/2025)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: hotmail@htcvn.vn
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
___________________________________________________________________
Các bài viết liên quan
- Thủ tục xin giấy phép xây dựng cho nhà thầu nước ngoài.
- Luật sư tư vấn lựa chọn các hình thức đấu thầu
- Tại sao cần mời luật sư về hợp đồng thầu xây dựng?