KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Kinh doanh bất động sản là lĩnh vực rất được các chủ đầu tư ngoại quốc quan tâm, bởi đây là ngành nghề có thể mang lại nguồn lợi nhuận lớn. Vậy nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ kinh doanh bất động sản thì cần đáp ứng điều kiện gì? Phải tiến hành ra làm sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!
I. Căn cứ pháp lý
- Luật Kinh doanh bất động sản 2014
- Luật Đầu tư 2014
- Luật Doanh nghiệp 2014
- Nghị định số 76/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật kinh doanh bất động sản
II. Nội dung tư vấn
1. Điều kiện kinh doanh bất động sản của nhà đầu tư nước ngoài.
Theo Điều 10 Luật kinh doanh bất động sản 2014 thì điều kiện của tổ chức cá nhân kinh doanh bất động sản được quy định như sau: Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ tường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Như vậy kinh doanh bất động sản là ngành nghề kinh doanh có quy định về vốn pháp định. Mức vốn này tối thiểu là 20 tỷ VNĐ. Do vậy, doanh nghiệp sẽ phải kê khai công điều lệ tối thiểu là 20 tỷ đồng.
Phạm vi kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau:
- Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;
- Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
- Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
- Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
- Đối với đất thuê, đất nhận chuyển nhượng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghê cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.
2. Các hình thức đầu tư kinh doanh bất động sản của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
2.1 Thành lập công ty kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài
Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài xin chấp thuận chủ trương đầu tư
Tùy vào quy mô, đặc điểm của dự án đầu tư mà quyết định chủ trương đầu tư sẽ thuộc về Thủ tường Chính phủ, Quốc hội hay Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 2: Thành lập công ty kinh doanh bất động sản có vốn nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh bất động sản có vốn nước ngoài gồm các nội dung cơ bản sau:
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ doanh nghiệp
- Danh sách thành viên
- Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên là tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân của đại diện pháp luật của tổ chức đó
- Giấy ủy quyền cho người làm thủ tục thành lập công ty kinh doanh bất động sản có vốn nước ngoài;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông tin về đăng ký doanh nghiệp được thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
2.2 Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty kinh doanh bất động sản Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau:
- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
- Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
- Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
- Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
- Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
- Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác
Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam
- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam phải tuân thủ hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty Việt Nam không hạn chế trừ các trường hợp như sau:
> Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
> Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
> Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không phải là công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, các quỹ đầu tư, doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam trong các trường hợp sau:
-Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
-Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của công ty Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty Việt Nam
-Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
-Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
Thủ tục mua lại cổ phần/phần vốn góp bao gồm các bước sau:
Bước 1: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Bước 2: Thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp và thay đổi cổ đông, thành viên theo đúng quy định.
III. Đề xuất dịch vụ:
1.Các công việc do HTC Việt Nam thực hiện:
-Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
-Tư vấn các trình tự, thủ tục liên quan đến cấp phép đầu tư nước ngoài;
-Tư vấn các ngành nghề và điều kiện kinh doanh;
-Soạn hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xin chấp thuận góp vốn/mua cổ phần/phần vốn góp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
-Thay mặt khách hàng soạn thảo và nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước;
-Tư vấn các vấn đề sau thành lập công ty
IV. Bảo mật
Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.
Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
---------------------------------------------
Xem thêm bài viết có liên quan:
Tư vấn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Tư vấn thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài