LÀM SAO ĐỂ CHỨNG MINH ĐƯỢC TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN?
Phân chia tài sản chung, tài sản riêng khi ly hôn – Luôn là nột trong những vấn đề được các cặp vợ chồng quan tâm và thường xuyên xảy ra tranh chấp pháp lý. Vậy quy định của pháp luật về tài sản riêng của vợ chồng được quy định như thế nào? Cách chứng minh tài sản riêng của vợ, chồng ra làm sao? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn để giải đáp thắc mắc trên trong bài viết sau.
I. Cơ sở pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình.
II. Nội dung tư vấn
1. Quy định của pháp luật về tài sản riêng của vợ chồng:
Theo Điều 43 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tài sản riêng của vợ chồng được quy định như sau:
- Tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn;
- Tài sản được tặng cho riêng, được thừa kế riêng;
- Tài sản đã được chia riêng cho vợ và chia riêng cho chồng;
- Tài sản dùng để phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của vợ hoặc chồng;
- Tài sản khác thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng theo quy định của pháp luật;
- Tài sản hình thành từ các tài sản riêng của vợ, của chồng;
- Hoa lợi và lợi tức được phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng
Như vậy việc xác định tài sản nào là tài sản chung, tài sản nào là tài sản riêng căn cứ vào nguồn gốc hình thành tài sản đó.
2. Cách chứng minh tài sản riêng của vợ chồng
Theo quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì để “chứng minh tài sản nào là tài sản riêng của vợ chồng ta cần dựa trên các cơ sở sau đây”:
2.1. Về thời điểm xác lập tài sản
- Tài sản mà được hình thành sau khi vợ chồng đăng ký kết hôn thuộc tài sản chung
- Còn tài sản mà được tạo lập trước thời điểm kết hôn thuộc tài sản riêng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Do vậy, để chứng minh đó là tài sản riêng thì cần chứng minh dựa trên các chứng cứ sau đây:
- Trường hợp tài sản mà có trước khi kết hôn thì cần có:
+ Giấy chứng nhận về quyền sở hữu
+ Hợp đồng về mua bán tài sản;
+ Các chứng từ, hóa đơn để chứng minh việc mua bán chuyển nhượng.
- Trường hợp đối với các tài sản được tặng cho riêng, thừa kế riêng:
+ Hợp đồng, giấy tờ để chứng minh việc tặng cho….
+ Các giấy tờ chứng minh quyền thừa kế hợp pháp;
+ Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng
+ Tài sản phục vụ nhu cầu cấp thiết của vợ chồng như các đồ dùng, tư trang cá nhân…
Đồng thời đối với tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân theo Điều 11 của Nghị định 126/2014/NĐ-CP gồm:
- Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ.
- Tài sản theo quyết định, bản án của Tòa án, cơ quan khác mà vợ chồng xác lập là tài sản riêng.
- Khoản trợ cấp, các khoản ưu đãi mà vợ chồng nhận được đối với người có công với cách mạng.
2.2. Về nguồn gốc tài sản
Để chứng minh được tài sản riêng các bên cần phải xác định được tài sản đó có được có nguồn gốc từ đâu.
- Có phải của ông bà tổ tiên để lại hay của bố mẹ, người thân tặng cho riêng vợ hoặc chồng, hoặc tài sản có được là từ việc được nhận thừa kế hay không?
- Nếu tài sản đó được mua bằng tiền thì tiền đó có nguồn gốc từ đâu? Từ tiền riêng hay từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng?
- Có giấy tờ chứng minh đó là tài sản riêng hay khoản tiền riêng của vợ hoặc chồng hay không? Hay đã có cơ quan nào xác nhận là tài sản riêng của vợ, chồng hay chưa?
2.3. Về thỏa thuận xác lập chế độ tài sản giữa vợ và chồng
Các yếu tố như đã trình bày ở trên đều có thể không cần tính đến nếu như các bên có thỏa thuận hợp pháp về việc xác định đó là tài sản riêng của mỗi bên.
Đó có thể là các thỏa thuận về:
- Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn.
- Thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
- Thỏa thuận xác nhận tài sản riêng của vợ chồng.
- Các thỏa thuận khác liên quan đến tài sản.
Như vậy có nghĩa là, mặc dù vợ hoặc chồng có các căn cứ như là giấy tờ, tài liệu để chứng minh tài sản đó là tài sản riêng của vợ chồng.
Tuy nhiên, nếu trước đó vợ chồng có các thỏa thuận hợp pháp về vấn đề tài sản của vợ chồng như trên thì đều được pháp luật công nhận.
Bởi, pháp luật vẫn luôn tôn trọng quyền tự do ý chí và tự do thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
3. Quyền yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ khi giải quyết tranh chấp
Trong quá trình giải quyết tranh chấp các bên không thể cung cấp chứng cứ để chứng minh thời điểm xác lập tài sản cũng như nguồn gốc tài sản do gặp khó khăn (mất giấy tờ, trích lục giấy tờ cần thiết,…) các bên có thể yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ (Điều 87 BLTTDS 2015):
- Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
- Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;
- Trưng cầu giám định;
- Định giá tài sản;
- Xem xét, thẩm định tại chỗ;
- Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;
- Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;
- Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về vấn đề chứng minh tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Sầm Thu Cẩm)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: htcvn.law@gmail.com
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm các bài viết liên quan:
Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình