Tại sao nên mời luật sư tham gia tư vấn về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động
Tại sao nên mời luật sư tham gia tư vấn về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động
Hiện nay, trong nội bộ các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên xảy ra tranh chấp lao động về vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động, tiền lương, các chế độ bảo hiểm xã hội,… dẫn đến tình trạng khởi kiện lao động tương đối phổ biến. Lý do là người lao động, người sử dụng lao động chưa cập nhật hoặc được phổ biến kiến thức pháp luật về Lao động đầy đủ, dẫn đến tình trạng mơ hồ, chưa rõ quy định pháp luật về lao động, tiền lương...và các quy phạm liên quan trong suốt quá trình thực hiện Hợp đồng lao động. Bài viết dưới đây Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng cũng như những lợi ích khi mời luật sư tham gia tư vấn về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động.
1. Các tranh chấp lao động thường gặp
- Các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác; về thực hiện hợp đồng lao động, và trong quá trình học nghề mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện, quận hòa giải không thành hoặc Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động không giải quyết trong thời hạn quy định.
- Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động.
- Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động.
- Tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội, giữa người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
2. Các giấy tờ cần chuẩn bị để khởi kiện vụ án lao động
- Đơn khởi kiện (có thể dùng theo mẫu đơn khởi kiện)
- Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính).
- Hợp đồng lao động.
- Quyết định chấm dứt HĐ lao động hoặc quyết định sa thải, thông báo cho nghỉ việc;
- Quyết định, biên bản hòa giải của hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp quận, huyện của Hội đồng hòa giải cấp cơ sở hoặc của hội đồng trọng tài lao động thành phố đối với những trường hợp tranh chấp lao động tập thể;
- Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có);
- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
- Nếu người sử dụng lao động khởi kiện thì phải nộp thêm các giấy tờ về tư cách pháp lý như: giấy phép đầu tư, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép đăng ký kinh doanh, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp, giấy ủy quyền nếu người đại diện theo pháp luật không tham gia vụ kiện. Biên bản các cuộc họp xét kỷ luật nếu có;
Lưu ý: Các tài liệu nêu trên là văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc. Các văn bản tài liệu khác nếu nộp bản sao thì phải được xác nhận sao y bản chính.
3. Những lợi ích khi mời luật sư tư vấn các quy định của pháp luật về vấn đề thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án
Giải quyết tranh chấp lao động tại toà án là phương thức giải quyết do toà án, với tư cách là cơ quan tài phán mang quyền lực nhà nước tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định và phán quyết được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước. Nếu bạn không phải là một người có kiến thức và hiểu biết về pháp luật thì khó bảo vệ quyền của mình theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.
Đó là lý do bạn nên nhờ tới sự tư vấn từ các luật sư, bởi lẽ luật sư là những người có vốn kiến thức pháp luật sâu sắc, có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan Nhà nước nên luật sư sẽ tư vấn cho bạn về các vấn đề liên quan các quy định về bảo vệ quyền của mình trong quá trình thực hiện trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án. Cụ thể:
- Quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án;
- Quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại Tòa án;
- Quy định về trình tự, công khai chứng cứ tại tòa án;
- Những vấn đề khác có liên quan tới vấn đề này.
Dịch vụ tư vấn về hợp đồng tại công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn về những vấn đề liên quan đến việc thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án:
- Tư vấn về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;;
- Tư vấn về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;;
- Tư vấn về tranh chấp về cho thuê lại lao động;
- Tư vấn về tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp;
- Hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác liên quan đến vấn đề này.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Lê Hải Long/177; Ngày viết: 20/12/2021)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q, Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
------------------------------------------------------------------------------
Bài viết liên quan:
- 5 bước quan trọng mà người lao động cần chú ý khi khởi kiện tranh chấp lao động tại tòa án
- Top 3 điều người sử dụng lao động cần nắm vững về thủ tục xử lý kỷ luật sa thải người lao động
- Người lao động cần làm gì khi bị sa thải, chấm dứt hợp đồng