Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
1. Nhãn hiệu là gì?
Căn cứ khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12 quy định cụ thể như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”
Tại Việt Nam, nhãn hiệu gồm các loại sau đây:
- Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
- Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
- Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
2. Điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu như thế nào?
Căn cứ Khoản 1 Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15 thì nhãn hiệu sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện như sau:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm những gì?
- Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (02 bản)
- Mẫu nhãn hiệu kèm theo (tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ)
- Chứng từ nộp phí, lệ phí
- Giấy phép đăng ký kinh doanh có công chứng hoặc chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân để lấy thông tin soạn hồ sơ
Giấy ủy quyền (trường hợp cá nhân, tổ chức ủy quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn)
Ngoài ra còn có một số giấy tờ khác như:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ nhãn hiệu chứng nhận
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng của sản phẩm mang nhãn hiệu
4. Trình tự các bước thực hiện đăng ký nhãn hiệu?
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Cá nhân/tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
Cục sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định đơn trong thời gian 01 tháng kể từ ngày cá nhân/tổ chức nộp đơn. Trường hợp đơn hợp lệ sẽ được xem xét tiếp. trường hợp đơn không hợp lệ sẽ bị từ chối
Bước 3: Công bố hợp lệ
Cục sở hữu trí tuệ sẽ công bố đơn hợp lệ trên công báo Sở công nghiệp. Thời hạn công bố là 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
Cục sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định nội dung đơn gồm các nội dung sau:
- Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp
- Đánh giá đối tượng theo từng điều kiện bảo hộ
- Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
Thời hạn thẩm định là 06 tháng kể từ ngày công bố đơn. Trong trường hợp cá nhân/ tổ chức yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn hoặc phản hồi theo thông báo của Cục sở hữu trí tuệ thì thời hạn thẩm định nội dung kéo dài không quá 03 tháng.
Bước 5: Cấp/ từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Kể từ ngày nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí trong thời hạn 10 ngày Cục sở hữu trí tuệ tiến hành cấp văn bằng bảo hộ
Trường hợp bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ sẽ thuộc một trong những trường hợp sau:
- Sáng chế được yêu cầu bảo hộ vượt quá phạm vi bộc lộ trong bản mô tả ban đầu của đơn đăng ký sáng chế;
- Sáng chế không được bộc lộ đầy đủ và rõ ràng trong bản mô tả sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó;
- Đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen, đơn đăng ký sáng chế không bộc lộ hoặc bộc lộ không chính xác về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Thị Mỹ/236; Ngày viết: 16/06/2023)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
Bài viết liên quan:
- Xác định nhóm, phân nhóm cho nhãn hiệu