Những khó khăn mà một doanh nghiệp không có bộ phận pháp chế, cũng không sử dụng dịch vụ phòng pháp chế thuê ngoài thường gặp phải.
Những khó khăn mà một doanh nghiệp không có bộ phận pháp chế, cũng không sử dụng dịch vụ phòng pháp chế thuê ngoài thường gặp phải.
Trong quá trình tổ chức hoạt động, doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống quy định pháp luật doanh nghiệp. Nhằm hạn chế rủi ro pháp lí, thực hiện hiệu quả các công việc liên quan đến pháp lí, các doanh nghiệp đều cần phòng pháp chế. Vậy những khó khăn mà một doanh nghiệp không có bộ phận pháp chế cũng không sử dụng dịch vụ phòng pháp chế thuê ngoài thường gặp phải là gì? Bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ phân tích về những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi không có phòng pháp chế.
Thứ nhất, doanh nghiệp gặp khó khăn với các thủ tục pháp lý. Doanh nghiệp từ khi bắt đầu cho đến khi đi vào hoạt động và không ngừng phát triển tại thị trường Việt Nam luôn phải các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính cũng như các quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Theo đó, có thể kể đến các hoạt động như: Thủ tục thành lập doanh nghiệp: đăng ký thành lập, công bố thông tin, con dấu, đóng thuế môn bài, bảng hiệu, mã số thuế,Khai thuế và đóng thuế định ký; Báo cáo tài chính định kỳ;... Những vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý là rất nhiều và không bị giới hạn nêu trên. Việc chủ doanh nghiệp tự mình nghiên cứu và tìm hiểu, đồng thời phát huy được khả năng quản trị doanh nghiệp là rất khó.
Trong khi đó, việc thuê một nhân sự hoặc tạo lập riêng một phòng pháp chế đôi khi không phù hợp với phần đa doanh nghiệp vì khiến họ tốn kém một khoản phí lớn để duy trì. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn việc kết hợp giữa bộ phận hành chính, nhân sự, kế toán để kiêm nghiệm công việc pháp chế, điều này hoàn toàn không nên và sẽ để lại những hậu quả trong tương lai. Điển hình như: tham vấn cho ban lãnh đạo không đúng quy định pháp luật do kiến thức được cóp nhặt và tham khảo nhưng không chọn lọc; xử lý vụ việc khi không có tư duy pháp lý dễ bị nhầm lẫn khi áp dụng quy định vào thực tiễn, là bộ phận kiêm nghiệm nên dễ làm việc với thái độ thờ ơ, cho xong việc mà không quan tâm hậu quả pháp lý trong tương lai.
Thứ hai, doanh nghiệp gặp nhiều vấn đề chuyên môn phát sinh. Cụ thể như vấn đề tranh tụng hay bảo vệ quyền lợi khi xảy ra tranh chấp. Việc tư vấn cho những vụ việc phức tạp, doanh nghiệp buộc phải nhờ đến những người có năng lực chuyên môn tốt hơn trong lĩnh vực này như Luật sư. Thậm chí nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ nhờ đến Luật sư lúc cần mà không lập bộ phận pháp chế nhằm giảm áp lực tài chính trong trường hợp nhu cầu không quá thường xuyên. Điều này sẽ kéo dài ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, kéo dài thời gian khi gặp những vấn đề phát sinh.
Thứ ba, không có sự hỗ trợ trong một số trường hợp nhất định như trao đổi với đối tác kinh doanh. Luật sư không trực tiếp can thiệp vào quá trình mua bán, thỏa thuận hay chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Thay vào đó, Luật sư sẽ tiếp cận với góc độ pháp luật nhằm phát hiện những thiếu sót cũng như lên tiếng bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp. Theo đó, dịch vụ pháp lý phổ biến nhất hiện nay là tư vấn điều khoản hợp đồng. Luật sư có thể hỗ trợ lập các hợp đồng mẫu về các dịch vụ nhất định mà doanh nghiệp thường xuyên sử dụng như hợp đồng mua bán sản phẩm, hàng hóa; hợp đồng vay; hợp đồng cho thuê,… Ngoài ra, một số trường hợp doanh nghiệp ủy quyền còn được Luật sư tư vấn về hợp đồng do đối tác gửi đến nhằm phát hiện và sửa đổi bổ sung để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Thứ tư, doanh nghiệp lúng túng khi làm việc với cơ quan nhà nước. Các thủ tục hành chính cần thực hiện tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là nội dung phổ biến, quan trọng và xuất hiện xuyên suốt quá trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Tùy từng trường hợp, mốc thời gian cũng như nhu cầu mà doanh nghiệp sẽ cần thực hiện các thủ tục hành chính khác nhau. Thực tế, doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện các thủ tục hành chính nêu trên mà không cần thông qua Luật sư. Tuy nhiên, việc nhờ đến người có kinh nghiệm và chuyên môn sẽ giúp thủ tục được thực hiện một cách chính xác và nhanh chóng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc, đảm bảo tối đa quyền lợi của doanh nghiệp.
Thiết nghĩ kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển với rất nhiều hạng mục tiềm năng thu hút các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Để hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ cũng như đúng những quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp sẽ cần chú trọng đến vấn đề pháp lý doanh nghiệp. Với những nội dung nêu trên, doanh nghiệp có thể nhờ đến sự hỗ trợ của phòng pháp chế để đảm bảo các vấn đề được xử lý một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Cam kết chất lượng dịch vụ
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Thị Phương Thảo/182. Ngày viết bài: 15/02/2022)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
-------------------------------------------------
Xem thêm bài viết có liên quan:
- Lợi ích của doanh nghiệp mới thành lập khi được tư vấn pháp luật thường xuyên
-Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
- Tư vấn pháp luật thường xuyên về hợp đồng
- Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp
- Tư vấn và báo giá dịch vụ tư vấn thường xuyên về hợp đồng cho doanh nghiệp