Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Hành vi xâm phạm quyền tác giả

Ngày nay khi Internet ngày càng phát triển, việc xâm phạm quyền tác giả xuất hiện ngày càng nhiều với nhiều hình thức khác nhau . Thực trạng này tại Việt Nam những vụ việc liên quan đến sở hữu trí tuệ đặc biệt là quyền tác giả là những vấn đề nổi cộm; gây bức xúc trong dư luận; ảnh hưởng đến sự phát triển của nên kinh tế. Vậy hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Hiểu thế nào về hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả tại Việt Nam

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ biểu hiện qua rất nhiều hành vi cụ thể tuỳ theo từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Bởi vậy mà pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cần có tính linh hoạt cao. Những hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định theo Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ bao gồm:

- Xâm phạm quyền nhân thân bao gồm: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.

- Xâm phạm quyền tài sản bao gồm: Làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng, Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm.

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của giưới hạn quyền tác giả

- Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình

- Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả.

- Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

- Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian.

2. Xử lý hành vi vi phạm quyền tác giả như thế nào ?

Khi tác phẩm của mình bị một cá nhân hay tổ chức nào đó sử dụng với mục đích bất chính hay chưa được sự đồng ý, cho phép của mình,… thì chủ sở hữu quyền hoàn toàn có thể xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả này theo các quy định của pháp luật.

Theo Điều 57 Nghị định 17/2023/ NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan thì tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền tác giả, thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự

- Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.

Theo quy định tại Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ tòa án áp dụng các biện pháp dân sự cụ thể như sau để nhằm xử lý chủ thể có hành vi xâm phạm bản quyền bao gồm:

+ Yêu cầu chấm dứt các hành vi xâm phạm bản quyền;

+ Yêu cầu xin lỗi, cải chính công khai;

+ Thực hiện nghĩa vụ dân sự;

+ Bồi thường thiệt hại;

+ Tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

- Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp Theo quy định tại Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ thì những hành vi xâm phạm bản quyền sau đây bị xử phạt hành chính, cụ thể bao gồm:

+ Các hành vi xâm phạm bản quyền gây thiệt hại đến người tiêu dùng hoặc cho cả xã hội;

+ Các cá nhân hay tổ chức vẫn thực hiện các hành vi xâm phạm bản quyền mặc dù đã được chủ thể bản quyền đã thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó.

+ Hành vi sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo các tác phẩm hoặc giao cho người khác thực hiện sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo.

- Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành tội phạm:

Bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến ít hơn 500 triệu đồng nếu xâm phạm quyền liên quan, quyền tác giả mà được bảo hộ ở Việt Nam theo quy mô thương mại hay thu lợi bất chính với mức 50 triệu đồng cho đến 300 triệu đồng hoặc là gây thiệt hại quyền chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/ hàng hóa vi phạm từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng đối với người mà không được phép từ chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan nhưng cố ý thực hiện một số hành vi:

+ Sao chép bản ghi âm, tác phẩm, bản ghi hình;

+ Phân phối cho công chúng bản sao bản ghi âm, bản sao tác phẩm, bản sao ghi hình.

Bị phạt từ 300 triệu đồng cho đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng – 3 năm, đối với những hành vi sau:

+ Có tổ chức;

+ Thu lợi bất chính từ 300 triệu đồng trở lên;

+ Phạm tội 2 lần trở lên;

+ Gây ra thiệt hại tới chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan là 500 triệu đồng trở lên;

+ Hàng hóa vi phạm mà có trị giá từ 500 triệu đồng trở lên.

Người mà phạm tội này có thể phạt tiền 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm những công việc nhất định, cấm đảm nhiệm chức vụ là từ 1 năm cho đến 5 năm.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Trần Thị Thu Nga; Ngày viết: 10/01/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://htcvn.vn ; https://luatsuchoban.vn

Xem thêm các bài viết liên quan

- Luật sư tư vấn gì về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả?

- Những điều cần lưu ý khi có xâm phạm quyền tác giả

- 03 lợi ích khi mời luật sư tư vấn về quyền tác giả tại Việt Nam

- Quyền tác giả bị xâm phạm

- Các hành vi xâm phạm quyền đối với quyền tác giả




Gọi ngay

Zalo