Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ?
Trong thời điểm kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sáng tạo và ứng dụng những sáng tạo đó ngày càng cao. Theo đó là các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng tinh vi. Với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đó thì cơ quan nào có thẩm quyển giải quyết là vấn đề mà nhiều người đang quan tâm hiện nay. Bài viết này của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giúp các bạn hiểu thêm về những vấn đề này.
1. Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
- Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
- Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.
2. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể nộp đơn yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu.
b) Tên, địa chỉ của người yêu cầu xử lý xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện.
c) Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu.
d) Tên, địa chỉ của người xâm phạm; tên, địa chỉ của người bị nghi ngờ là người xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm.
đ) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan (nếu có).
e) Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có).
g) Thông tin tóm tắt về quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm: loại quyền, căn cứ phát sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền.
h) Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, mô tả vắn tắt về sản phẩm xâm phạm, hành vi xâm phạm và các thông tin khác (nếu có).
i) Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm.
k) Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn.
l) Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có).
Theo đó, đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải có các tài liệu, chứng cứ kèm theo nhằm chứng minh yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Lục Hoàng Lan/245; Ngày viết: 19/11/2023)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, tòa nhà đa năng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://htcvn.vn ; https://luatsuchoban.vn
Bài viết liên quan
- Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
- Quyền sở hữu trí tuệ được định giá như thế nào và những lưu ý