Các trường hợp dùng tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học
Khi sử dụng, sao chép các tác phẩm đã được công bố cần phải lưu ý trường hợp không phải xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học để tránh vi phạm pháp luật. Và khi xâm phạm quyền tác giả đó bị xử lý như thế nào?Bài viết này của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giúp các bạn hiểu thêm về vấn đề này.
1. Các trường hợp không phải xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:
- Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng.
- Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng “không có tài trợ”, quảng cáo hoặc “không thu tiền” dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng.
- Trường hợp tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại thì tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình này trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng.
Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp trên không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh
2. Xâm phạm quyền tác giả bị xử phạt như thế nào?
Khi bạn không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ ở các trường hợp nêu trên thì các bạn đã xâm phạm quyền tác giả ( căn cứ theo khoản 3, điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022)
Các hành vi xâm phạm quyền tác giả trong trường hợp này bị xử phạt theo điều 29 Nghị định 131/2013/NĐ-CPquy định về hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại như sau:
Như vậy, nếu bạn có hành vi xâm phạm quyền tác giả có thể nhận hình phạt cao nhất lên đến 25.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, bạn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với hành vi tại trường hợp 2 và trường hợp 3 nêu trên.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Lục Hoàng Lan/245; Ngày viết: 19/11/2023)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, tòa nhà đa năng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://htcvn.vn ; https://luatsuchoban.vn
Bài viết liên quan
- Tư vấn pháp luật về quyền tác giả
- Đăng ký bảo hộ quyền tác giả: Nên hay Không?