Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Tư vấn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ do con cái gây ra

Cha mẹ có nghĩa vụ giáo dục, quản lý con vì vậy trong một số trường hợp khi con gây ra thiệt hại thì cha mẹ cũng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho con. Vậy quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào?

Khoản 5 Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về một trong những nghĩa vụ chung của vợ chồng là nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường.

Theo Điều 74 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự.

Dẫn chiếu BLDS năm 2015, theo quy định tại Điều 586 năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân:

“1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”

Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên. Đây là những người chưa đủ năng lực hành vi dân sự.

Xuất phát từ vai trò trách nhiệm của cha, mẹ dạy dỗ giáo dục con cái nên trong trường hợp con chưa đủ 15 tuổi thì cha mẹ có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu như tài sản cha, mẹ không đủ để bồi thường nếu con có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Tuy nhiên, trong thời gian trường học đang quản lý trực tiếp nhưng có lỗi trong việc quản lý người dưới 15 tuổi để người đó gây ra thiệt hại thì trường học có trách nhiệm bồi thường thiệt hại (điều 599 Bộ luật dân sự 2015)

Đối với trường hợp người đủ 15 tới 18 tuổi nếu có tài sản riêng thì họ có thể tự mình xác lập các giao dịch dân sự mà nghĩa vụ của nó cho phép thực hiện trong phạm vi tài sản của họ, do vậy trường hợp họ gây ra thiệt hại họ có trách nhiệm dùng tài sản riêng đó của mình để thực hiện bồi thường thiệt hại, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì khi đó cha, mẹ mới phải bồi thường bằng tài sản còn thiếu của mình. Có sự khác biệt so với trường hợp trên là do những người này cũng đã có nhận thức được một phần về hành vi của mình nhưng chưa đầy đủ nên việc pháp luật quy định như vậy nhằm đảm bảo những đối tượng này cần phải cân nhắc và có trách nhiệm đối với hành vi của chính bản thân họ.

Trường hợp người chưa thành niên gây ra thiệt hại không còn cha mẹ thì người giám hộ của họ có trách nhiệm được dùng tài sản của người chưa thành niên (nếu có) để bồi thường, còn người chưa thành niên không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của con (trừ trường hợp người giám hộ chứng minh được họ không có lỗi trong việc giám hộ người gây thiệt hại).

Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

(VTMinh)




Gọi ngay

Zalo