THỦ TỤC LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG
THỦ TỤC LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG
Chọn bạn đời là một bước đi quan trọng của đời người, vì vậy nếu chọn đúng bạn sẽ có thể sống hạnh phúc, nhưng nếu chọn sai thì sẽ có vô số những rắc rối mà bạn phải đối mặt, rồi đến một lúc khi bản thân không thể chịu đựng được nữa sẽ chọn cách kết thúc để gỡ bỏ những âu lo. Có những khi cả hai vợ chồng cùng đồng thuận ly hôn, nhưng cũng có khi yêu cầu ly hôn chỉ đến từ một phía. Vậy trong trường hợp ly hôn đơn phương thì cần những thủ tục gì? Sau đây Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin tư vấn về vấn đề này như sau:
I. Căn cứ pháp lý:
- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014;
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007;
- Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015.
II. Nội dung tư vấn
1.Căn cứ ly hôn đơn phương
Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định về căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên, theo đó, căn cứ để Tòa án giải quyết việc ly hôn theo yêu cầu của một bên gồm:
- Có căn cứ vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình. là “Hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007). Bao gồm như bạo lực về thể chất, tinh thần, kinh tế, tình dục,...
- Vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng. Tình trạng trầm trọng trong hôn nhân có thể hiểu là khi vợ chồng không còn tình cảm, không còn muốn quan tâm chăm sóc đối phương, vợ chồng không chung thủy, thậm chí là có hành vi ngoại tình. Hay khi giữa vợ và chồng có hành động ngược đãi, bạo hành, thường xuyên xúc phạm, danh dự nhân phẩm của đối phương, dù đã được khuyên ngăn và hòa giải những vẫn không thể giải quyết được.
- Đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Biểu hiện ở việc gia đình không còn no ấm, không còn bình đẳng và hạnh phúc.
- Ly hôn khi vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố là mất tích. Một người bị Tòa tuyên bố là mất tích là khi chồng hoặc vợ đã biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.
2.Thẩm quyền và thủ tục đơn phương ly hôn
Thẩm quyền giải quyết việc ly hôn:
Ly hôn đơn phương thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy dịnh tại Điều 28 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015.
Căn cứ Khoản 1 Điều 35 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn đơn phương. Ngoài ra theo Khoản 3 cùng Điều Luật thì: “Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.”. Và Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam sẽ giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Như vây, trường hợp ly hôn mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện và theo quy định tại Điều 36 Bộ Luật Hình sự thì những tranh chấp ly hôn này thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp Tỉnh.
Ngoài ra theo quy định tại Điều 39 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
3.Hồ sơ ly hôn bao gồm:
- Đơn yêu cầu/ Đơn khởi kiện (theo mẫu)
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính hoặc bản sao có công chứng chứng thực.
- Chứng minh nhân dân và hộ khẩu
- Giấy khai sinh của các con (nếu có con)
- Các tài liệu, giấy tờ, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm,…
- Nếu hai vợ chồng kết hôn tại Việt Nam nhưng một trong hai người xuất cảnh và không có địa chỉ cụ thể bên nước ngoài thì cần giấy chứng nhận của chính quyền địa phương về việc xuất cảnh của một trong hai vợ hoặc chồng.
4.Thủ tục ly hôn đơn phương:
Thứ nhất, nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Thứ hai, nhận kết quả xử lý đơn.
Thứ ba, nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thảm theo thông báo nộp tiền tạm ứng án phí của Tòa án cho cơ quan thi hành án, sau đó nộp biên lai đóng tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Thứ tư, sau khi thụ lý đơn, Tòa án tiền hành hòa giải theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình 2014, nếu hòa giải không thành thì sẽ đưa vụ án ra xét xử.
Lưu ý, người chồng không được yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Và nếu con chung từ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Linh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Bài viết liên quan:
Thủ tục đơn phương ly hôn cần những giấy tờ gì
Ông bầ có thể giành quyền nuôi cháu sau khi ba mẹ ly hôn hay không