Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM CỦA DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI

Luật nhà ở năm 2014 so với các văn bản pháp luật trước đây có phạm vi đối tượng rộng hơn, cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có những lưu ý quan trọng dành cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài khi có nhu cầu sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Theo quy định tại khoản 1 Điều 159 Luật nhà ở năm 2014, đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

(1) Tổ chức, cá nhân nước ngoài xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam, trong đó:

- Tổ chức nước ngoài là tổ chức thành lập ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài Khoản 26 Điều 3 Luật doanh nghiệp 2014).

- Cá nhân nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam (Khoản 1 Điều 3 Luật doanh nghiệp 2014).

- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở là tổng hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để xây dựng mới nhà ở, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở hoặc để cải tạo, sửa chữa nhà ở trên một địa điểm nhất định (Khoản 8 Điều 3 Luật nhà ở năm 2014).

(2) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

(3) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

2. Hình thức sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

Theo quy định tại khoản 1 Điều 159 Luật nhà ở năm 2014, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

(1) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam.

(2) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ, trong đó:

- Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập (Khoản 2 Điều 3 Luật nhà ở 2014).

- Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh (Khoản 3 Điều 3 Luật nhà ở 2014).

- Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường (Khoản 4 Điều 3 Luật nhà ở 2014).

3. Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 74 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP, giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:

(1) Đối với cá nhân nước ngoài:

- Phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam;

- Không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

(2) Đối với tổ chức nước ngoài:

- Phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 159 của Luật Nhà ở 2014;

- Phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở.

4. Thời hạn sở hữu nhà ở đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài

(1) Đối với tổ chức nước ngoài:

- Thời hạn sở hữu nhà ở tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cấp cho tổ chức đó.

- Khi hết hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm; trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không ghi thời hạn thì trong Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu cũng được ghi không thời hạn.

(2) Đối với cá nhân nước ngoài:

- Thời hạn sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận.

- Khi hết thời hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm.

Hy vọng những thông tin mà Công ty TNHH Luật HTC Việt Nam cung cấp trên đây sẽ mang lại giá trị hữu ích cho Quý khách hàng.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

(L.T.N.Ánh)



Gọi ngay

Zalo