Luật sư: VTVcab phải cung cấp lại các kênh đã “cắt”
Theo báo infonet ngày 04/4/2018 - VTVcab đã vi phạm nghĩa vụ cơ bản của mình trong hợp đồng cung ứng dịch vụ với khách hàng. Theo luật khi đơn vị ngừng cung cấp dịch vụ mà không có lý do chính đáng thì ngoài phạt tiền còn buộc phải tiếp tục cung cấp dịch vụ.
Trong những ngày qua, hàng loạt khách hàng của Tổng công ty Truyền hình Cáp Việt Nam ngỡ ngàng và không khỏi bức xúc khi nhiều kênh truyền hình quen thuộc như VTVcap HBO, Disney, Cartoon Network, Cinemax (Max by HBO)… bị xóa xổ "không kèn, không trống".
Theo đó, VTV cab chỉ ra một thông báo hết sức mập mờ: “Nhằm đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu xem nhiều hơn, xem hay hơn của khách hàng, khán giả. Từ 1/4 Truyền hình Cáp VN sắp xếp, điều chỉnh và bổ sung các kênh truyền hình mới trên hệ thống truyền hình cáp tại Hà Nội”.
Sự việc này không chỉ lần đầu tiên xảy ramà trước đó, vào tháng 5/2017, một số kênh như BBC World News, CNN đã bị VTVcab ngừng phát sóng trên cáp thường (cáp Analog) mà không rõ nguyên nhân. Hay sau đó, VTVcab cũng tự ý thay đổi kênh NGC, FoxSport 2 thành VTC3, VTC5 với lý do nhằm tăng cường phát sóng các kênh truyền hình trong nước cũng khiến cộng đồng người sử dụng bức xúc.
Sau phản ứngcủa dư luận, Tổng giám đốc Tổng công ty truyền hình cáp Việt Nam) cho biết, trong quá trình triển khai thay đổi hệ thống kênh truyền hình mới, VTVcab đã truyền thông tới khách hàng trên các kênh của VTVcab như Fanpage, thông báo, chạy chữ trên các kênh truyền hình, website Vtvcab.vn…
Những giải thích của VTV cab có đúng luật? Trao đổi với phóng viên báo điện tử Infonet, Luật sư Nguyễn Hào Hiệp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Cty Luật HTC cho biết, về việc thay đổi kênh, Theo hợp đồng phía VTVcab (Bên B) được quyền thay đổi số lượng kênh trong các trường hợp sau:
(1) Chương trình có phương hại đến an ninh, chính trị quốc gia
(2) Chương trình vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam
(3) Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam không xuất phát do lỗi của Bên B
(4) các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt hoản hoạn…, hay thay đổi chính sách theo pháp luật nhà nước.
Trước mắt có thể nhận thấy rằng các kênh chuyền hình nêu trên không nằm trong các trường hợp (1) và (2) vì phía bên B (VTV cab) cũng chưa có câu trả lời cho việc các trường trình này có phương hại đến an ninh, chính trị quốc gia hay vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam hay không mà đã dừng phát sóng các kênh này và trước đây các kênh này vẫn được chiếu bình thường.
“VTV cab (bên B) không có công văn hay Văn bản nào của của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam yêu cầu ngừng phát sóng, thay đổi chính sách theo pháp luật nhà nước để xoá bỏ các kênh đang phát hiện tại theo trường hợp (3) và (4)”- luật sư Hiệp phân tích.
Do đó, theo vị luật sư này, VTVcab đã vi phạm nghĩa vụ cơ bản của mình trong hợp đồng cung ứng dịch vụ với khách hàng.
Vấn đề thứ hai nổi cộm trong vụ việc này theo luật sư Hiệp đó là cách mà VTV cab thông báo việc thay đổi kênh phát sóng tới khách hàng. Theo hợp đồng thì phía VTVcab (Bên B):thay đổi được Bên B thực hiện sau khi đã đăng tải tại trang điện tử https://www.vtvcab.vn và thông báo tới Bên A dưới một trong các hình thức sau: (1) Nhắn tin trực tiếp tới số điện thoại di động của Bên A (nếu Bên A đăng ký nhận thông báo bằng tin nhắn) hoặc: (2) Gửi thông báo đến Bên A theo địa chỉ mà Bên A đăng ký).
Như vậy Bên A phải được thông báo bằng thư điện tử hoặc đựơc thông báo bằng văn bản theo số điện thoại hoặc địa chỉ mà Bên A đăng ký.
Tuy nhiên theo câu trả lời từ phía Tổng công ty truyền hình cáp Việt Nam VTVcab đã truyền thông tới khách hàng trên các kênh của VTVcab như Fanpage, thông báo, chạy chữ trên các kênh truyền hình, website Vtvcab.vn... đã không thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo cho bên A theo hai phương thức thoả thuận nêu trên.
“Theo quy định của Hợp đồng mẫu, Bên sử dụng dịch vụ không có nhu cầu sử dụng hoặc không đồng ý với việc VTVcab thay đổi số lượng kênh và kênh trong gói dịch vụ, có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.Ngoài ra, bên sử dụng dịch vụ có quyền gửi khiếu nại đến VTVcab để được giải quyết theo quy định”- luật sư Hiệp nhấn mạnh.
Viện dẫnKhoản 2, Điều 3, Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27-10-2011 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Luật sư Hùng cho biết: Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục là hợp đồng cung cấp dịch vụ có thời hạn từ ba tháng trở lên hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ không xác định thời hạn.
Như vậy phía VTVcab đã có hành vi vi phạm hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục. Theo Điều 16 nghị định 19/2012/ND-CP về xử phạt hành chính hành vi vi phạm về hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục
“Điều 16. Hành vi vi phạm về hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp dịch vụ liên tục tới người tiêu dùng thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
…
d) Không thông báo trước cho người tiêu dùng chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày ngừng cung cấp dịch vụ trong trường hợp sửa chữa, bảo trì hoặc nguyên nhân khác, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc pháp luật có quy định khác;
e) Đơn phương chấm dứt hợp đồng, ngừng cung cấp dịch vụ mà không có lý do chính đáng;
….
Đối với hướng khắc phục, LS Hiệp cho biết thêm: Tại điểm d khoản 2 (Về biện pháp khắc phục hậu quả) ghi rõ:buộc tiếp tục cung cấp dịch vụ đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này.
N. Huyền (thực hiện)
Nguồn: https://infonet.vn/luat-su-vtvcab-phai-cung-cap-lai...