Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Giúp việc tung hứng, tát bé gần 2 tháng tuổi có thể đối diện án phạt tù

Giúp việc tung hứng, tát bé gần 2 tháng tuổi có thể đối diện án phạt tù

Liên quan đến vụ trẻ gần 2 tháng tuổi bị bạo hành ở Hà Nam, luật sư Nguyễn Doãn Hùng – Giám đốc Công ty Luật HTC Việt Nam (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) phân tích, hành vi của bà giúp việc đã vi phạm khoản 3, khoản 12 điều 6 Luật trẻ em năm 2016.

Với hành vi vi phạm này, người giúp việc có thể phải chịu hình phạt sau: Theo quy định điều 104 luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% - 60% hoặc từ 11% - 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% - 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

“Hành vi của người giúp việc có thể sẽ đối diện với việc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm theo điểm c, d khoản 1 điều 104 Bộ luật hình sự” - luật sư Nguyễn Doãn Hùng cho biết.

Theo luật sư Hùng, cơ quan điều tra cần làm rõ tỷ lệ thương tật của cháu bé kết luận sức khỏe cháu bị xâm phạm thì cơ quan điều tra mới có căn cứ để xử lý người giúp việc, cũng như xác định được khung hình phạt đối với người giúp việc.

Ngoài ra, cơ quan điều tra phải xác định khoảng thời gian mà cháu bé bị bạo hành để xác định xem hành động bạo hành đã diễn ra trong bao lâu, với cách thức như thế nào. Cơ quan điều tra cũng có thể tiến hành khám sức khỏe cho người giúp việc xem có bất ổn gì về tinh thần hay không.

Chung quan điểm này, luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cũng cho rằng, hành vi bạo hành trẻ của người giúp việc là hành vi không thể chấp nhận được bởi không chỉ ảnh hưởng về tinh thần, khiến bé hoảng loạn mà còn có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cháu bé sau này bởi cháu bé còn quá nhỏ.

Theo đó, trong quá trình điều tra nếu cơ quan chức năng xác định người giúp việc này có hành động đánh đập, tung hứng cháu bé lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ bị xử lý theo đúng quy định. Nếu trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định cháu bé không có thương tích thì người giúp việc này sẽ bị xử lý về tội Hành hạ người khác theo điều 110 Bộ Luật hình sự, theo khoản 1 của điều này sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên do đây là hành vi đánh đập trẻ em nên có thể sẽ bị xử theo khoản 2, điều 110 Bộ Luật hình sự với mức phạt tù từ 1 đến 3 năm.

Còn nếu cơ quan chức năng xác định cháu bé có thương tích thì người giúp việc sẽ bị xử lý về tội cố ý gây thương tích theo điều 104 Bộ luật hình sự.

Trong một diễn biến liên quan, chiều tối 23/11, Trung tá Lê Đức Tùng - Trưởng Công an TP Phủ Lý, Hà Nam) cho biết, đơn vị vừa ra lệnh bắt khẩn cấp với Nguyễn Thị Hàn (tên thường gọi là Hoàn, 58 tuổi, ở thôn Bình Thượng, Yên Thọ, Ý Yên, Nam Định) để điều tra làm rõ hành vi bạo hành cháu bé hơn 1 tháng tuổi ở phường Quang Trung.

Trước đó, đêm 22/11, một tài khoản facebook có tên N.P. đã đăng tải 3 đoạn video lên trang cá nhân cho thấy hành vi của một người phụ nữ bạo hành trẻ gần 2 tháng tuổi.

Người đưa clip lên mạng xã hội tên P. trú tại phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý, Hà Nam. Còn người giúp việc được chủ nhà thuê về giữ trẻ khoảng 2 tháng.

Trung tá Lê Đức Tùng, Trưởng Công an TP.Phủ Lý xác nhận sự việc đồng thời cho biết đang phối hợp với viện kiểm sát cùng cấp để xác minh, điều tra sự việc./.

Nguồn: Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam VOV.vn

https://vov.vn/phap-luat/tu-van-luat/giup-viec-tung-hung-tat-be-gan-2-thang-tuoi-co-the-doi-dien-an-phat-tu-699208.vov

------------------------------------------------------------------

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.

Địa chỉ: Tầng 15, Toà nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hoà, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo