Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​“Xâm phạm” đời sống riêng tư của trẻ bị xử phạt ra sao?

“Xâm phạm” đời sống riêng tư của trẻ bị xử phạt ra sao?

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, những tổ chức, cá nhân công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ hoặc không được sự đồng ý của trẻ em từ 7 tuổi trở lên có thể bị phạt tới 50 triệu đồng.

Cha mẹ, người giám hộ tránh ngộ nhận

Đề xuất trên của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) nằm trong dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đang được đưa ra lấy ý kiến tổ chức, cá nhân từ ngày 16/3 đến hết ngày 16/5/2018.

Theo bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH): “Dự thảo là quy định nối dài của những quy định trước đó về việc tiết lộ đời sống riêng tư của trẻ em, là nhóm hành vi nghiêm cấm trong Luật Bảo vệ trẻ em”.

Theo khoản 11, Điều 6, Luật Trẻ em 2016, những hành vi được coi là vi phạm hình ảnh trẻ em (hành vi trái phép) là: Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em. Còn theo Nghị định 56/2017 (nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em), những thông tin về bí mật đời tư của trẻ (tên tuổi, đặc điểm nhận dạng, tình trạng sức khỏe, hình ảnh cá nhân, số điện thoại, địa chỉ, kết quả học tập,...) khi đưa lên mạng phải được sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và của trẻ em từ 7 tuổi trở lên.

Như vậy, cha mẹ và người chăm sóc, giám hộ cần tránh ngộ nhận rằng mình có toàn quyền được đăng tải những hình ảnh, thông tin của trẻ mà không cần xin phép trẻ và không bị xử phạt.

Dù luật quy định khá rõ ràng những hành vi không được phép, nhưng không ít các bậc phụ huynh vẫn mơ hồ cho rằng, mình có toàn quyền quyết định việc đăng thông tin, hình ảnh về con mình, thậm chí đăng cả hình ảnh những đứa trẻ là bạn của con và những đứa trẻ mà họ tình cờ chụp được.

Chị Hải Ninh (Cầu Giấy, Hà Nội) băn khoăn: “Tôi vẫn đăng ảnh con trong những chuyến dã ngoại cùng gia đình. Hai cháu nhà tôi đều trên 8 tuổi nhưng nó là con mình sao phải xin phép nó. Có cả những ảnh cháu chụp cùng bạn, tôi cũng đăng. Chẳng lẽ đăng ảnh lớp con có mấy chục cháu tôi phải gọi mấy chục cuộc điện thoại đến từng bậc phụ huynh mà xin phép à? Luật quy định cho có chứ người vi phạm nhan nhản, xử phạt sao nổi”.

Những hành vi gây hại cho trẻ phải được xử lý

Anh Lê Anh (Xuân Mai, Hòa Bình) cho rằng, luật quy định như vậy nhưng có vẻ nhiều người vẫn không mấy quan tâm bởi thực tế chưa có ai bị xử phạt. Phải chọn ra vài vụ đưa thông tin của trẻ lên mạng một cách trái phép có tác động xấu tới trẻ để xử lý nghiêm mới có tác dụng răn đe.

Theo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH), dù Luật Trẻ em và Nghị định 56 đã quy định như vậy, nhưng trên thực tế những vi phạm trong việc đăng tải hình ảnh trẻ và tiết lộ những thông tin cá nhân của trẻ chưa bị xử lý. Vì vậy, ngoài việc giáo dục, các bậc phụ huynh và người dân hiểu luật và những tác hại có thể xảy ra với trẻ khi thông tin cá nhân của trẻ bị phổ biến rộng rãi cũng cần rà soát lại và bổ sung luật để những hành vi gây hại cho trẻ phải được xử lý.

Ở góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Doãn Hùng - Đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng, pháp luật mới đưa ra các quy định cấm đưa thông tin, bí mật riêng tư của trẻ lên mạng mà chưa quy định chặt chẽ việc xử lý vi phạm. Việc ban hành nghị định xử phạt là cần thiết góp phần bảo vệ, chăm sóc trẻ em tốt hơn, tránh những nguy cơ tiềm ẩn đe doạ sự an toàn của trẻ./.

Phạt tiền từ 40 đến 50 triệu đồng đối với một trong số các hành vi sau: Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em; Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên.

(Điều 34, dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ LĐ - TB&XH).

Nguồn: Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam VOV.vn

https://vov.vn/xa-hoi/xam-pham-doi-song-rieng-tu-cua-tre-bi-xu-phat-ra-sao-758841.vov

------------------------------------------------------------------

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.

Địa chỉ: Tầng 15, Toà nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hoà, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo