Luật sư cần làm gì khi doanh nghiệp bị điều tra về vi phạm cạnh tranh?
Luật sư cần làm gì khi doanh nghiệp bị điều tra về vi phạm cạnh tranh?
Khi doanh nghiệp bị điều tra về vi phạm cạnh tranh, vấn đề pháp lý không chỉ ảnh hưởng đến uy tín mà còn có thể gây thiệt hại lớn về tài chính và hoạt động. Vì vậy, việc thuê luật sư là một quyết định quan trọng, giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi hợp pháp và giảm thiểu hậu quả tiêu cực. Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích các bước mà luật sư cần thực hiện khi doanh nghiệp bị điều tra về vi phạm cạnh tranh, theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Những hành vi được xem là vi phạm Luật Cạnh tranh?
Luật Cạnh tranh 2018 đã đề cập đến một số vấn đề chính như: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; , tập trung kinh tế và hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ nhất, về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Căn cứ theo Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018 về “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm quy định thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật này. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 của Luật này. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.”
Thứ hai, về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền. Căn cứ theo Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm như sau:
“1. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:
a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
d) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
đ) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
e) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
g) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
2. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:
a) Hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;
b) Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;
c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;
d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.”
Thứ ba, tập trung kinh tế. Căn cứ theo Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về các hình thức tập trung kinh tế bao gồm: Sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Thêm nữa, theo Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018 về tập trung kinh tế bị cấm quy định “Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.”
Cuối cùng, theo quy định tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm bao gồm các hình vi sau:
“1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
2. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
4. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
5. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.”
Luật sư cần làm gì khi doanh nghiệp bị điều tra về vi phạm cạnh tranh?
*Tìm hiều về các quy định pháp luật về cạnh tranh
Để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, luật sư đầu tiên cần nắm vững các quy định liên quan đến luật cạnh tranh và các hành vi bị cấm trong lĩnh vực này. Theo Luật Cạnh tranh 2018, các hành vi vi phạm có thể bao gồm:
- Hành vi thống nhất giá: Các doanh nghiệp cùng nhau thỏa thuận giá bán hoặc các điều kiện kinh doanh với mục đích hạn chế cạnh tranh.
- Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường: Doanh nghiệp lợi dụng sức mạnh của mình trên thị trường để gây thiệt hại cho đối thủ hoặc người tiêu dùng.
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Bao gồm các hành vi như cạnh tranh bằng cách cung cấp thông tin sai sự thật, gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
Luật sư cần phải xác định rõ hành vi mà doanh nghiệp bị cáo buộc có thật sự vi phạm những quy định này hay không. Nếu có, cần phải hiểu rõ mức độ vi phạm và chuẩn bị kế hoạch đối phó phù hợp.
*Xác minh thông tin và đánh giá tình hình điều tra
Khi nhận được thông báo hoặc tin tức về việc doanh nghiệp bị điều tra về vi phạm cạnh tranh, luật sư cần thực hiện các bước sau:
Đầu tiên, xem xét quyết định điều tra. Pháp luật quy định rằng cơ quan có thẩm quyền điều tra vi phạm cạnh tranh là Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương). Do đó, luật sư cần yêu cầu doanh nghiệp cung cấp bản sao của quyết định điều tra hoặc thông báo từ cơ quan có thẩm quyền để hiểu rõ nội dung vụ việc.
Thứ hai, thu thập các chứng cứ, tài liệu liên quan. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của luật sư là thu thập chứng cứ liên quan đến hành vi của doanh nghiệp. Luật sư cần kiểm tra tất cả các tài liệu, hợp đồng, email, cuộc họp, và các giao dịch có thể liên quan đến hành vi bị điều tra. Việc này giúp xác minh xem liệu có dấu hiệu vi phạm nào hay không.
*Tư vấn cho doanh nghiệp về quyền và nghĩa vụ pháp lý
Khi bị điều tra về vi phạm cạnh tranh, doanh nghiệp có những quyền và nghĩa vụ cụ thể mà luật sư cần tư vấn rõ ràng. Những điều này có thể bao gồm:
- Quyền của doanh nghiệp:
+ Quyền yêu cầu cơ quan điều tra cung cấp thông tin: Doanh nghiệp có quyền yêu cầu Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cung cấp các thông tin liên quan đến quá trình điều tra và kết luận điều tra.
+ Quyền bào chữa và giải trình: Doanh nghiệp có quyền trình bày và giải trình về hành vi của mình, làm rõ các thông tin bị hiểu nhầm hoặc sai lệch.
+ Quyền đề xuất biện pháp bảo vệ quyền lợi: Trong quá trình điều tra, doanh nghiệp có thể đề xuất các biện pháp bảo vệ quyền lợi của mình, bao gồm cả việc yêu cầu đình chỉ điều tra trong trường hợp có cơ sở hợp lý.
- Nghĩa vụ của doanh nghiệp:
+ Cung cấp thông tin đầy đủ: Doanh nghiệp phải hợp tác và cung cấp đầy đủ thông tin khi có yêu cầu từ cơ quan điều tra.
+ Chấp hành các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền: Nếu có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh hoặc các biện pháp xử lý khác, doanh nghiệp phải tuân thủ.
*Thực hiện biện pháp đối phó cho phù hợp
Trong quá trình điều tra, luật sư cần giúp doanh nghiệp lựa chọn các biện pháp đối phó thích hợp để bảo vệ quyền lợi của mình. Các biện pháp này có thể bao gồm:
- Đưa ra các lý lẽ bào chữa, nếu doanh nghiệp cho rằng mình không vi phạm luật cạnh tranh hoặc hành vi của mình không gây thiệt hại cho thị trường hoặc người tiêu dùng, luật sư sẽ xây dựng các lý lẽ bào chữa để trình bày trước cơ quan điều tra và tòa án. Điều này có thể bao gồm:
+ Lập luận về tính hợp lý của các giao dịch: Nếu doanh nghiệp có thể chứng minh rằng hành vi của mình là hợp lý, không gây hại cho thị trường, việc thỏa thuận giá hoặc các điều kiện kinh doanh có thể không vi phạm pháp luật.
+ Chứng minh không có sự thống nhất giá: Nếu bị cáo buộc có hành vi thống nhất giá, luật sư có thể chứng minh rằng giá cả do doanh nghiệp đưa ra hoàn toàn phù hợp với quy luật cung cầu của thị trường.
- Đưa đơn khiếu nại hoặc kiện quyết định hành chính:
Trong trường hợp doanh nghiệp không đồng ý với kết luận của cơ quan điều tra hoặc với các biện pháp xử lý, luật sư có thể giúp doanh nghiệp đưa đơn khiếu nại hoặc kiện quyết định hành chính ra tòa án hành chính, yêu cầu xem xét lại quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
*Chuẩn bị các biện pháp xử lý hậu quả sau điều tra
Dù kết quả điều tra có như thế nào, luật sư cũng cần giúp doanh nghiệp chuẩn bị biện pháp xử lý hậu quả. Các biện pháp này có thể bao gồm:
- Đảm bảo các hành vi không tái diễn: Nếu doanh nghiệp bị xử lý vi phạm, luật sư cần tư vấn cho doanh nghiệp các biện pháp cải thiện quy trình kinh doanh, đảm bảo không vi phạm cạnh tranh trong tương lai.
- Tìm cách giảm nhẹ hình phạt: Trong trường hợp doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm cạnh tranh, luật sư có thể đàm phán với cơ quan chức năng để giảm nhẹ mức xử phạt hoặc yêu cầu các hình thức phạt thay thế, như cải chính hành vi vi phạm.
Như vậy, khi doanh nghiệp bị điều tra về vi phạm cạnh tranh, việc có một luật sư chuyên nghiệp là vô cùng quan trọng để bảo vệ quyền lợi và giảm thiểu hậu quả. Các luật sư cần phải nắm vững các quy định pháp lý, đánh giá kỹ tình hình và đề xuất các biện pháp đối phó phù hợp, bao gồm việc giải trình, bào chữa và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Lương Thị Thu Trang; Ngày viết: 13/01/2025)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
________________________________________________________
Các bài viết liên quan:
Luật cạnh tranh: Những quy định quan trọng cần nắm
Cách xác định thị phần theo Luật Cạnh tranh
Cạnh tranh không lành mạnh trong quyền sở hữu công nghiệp
Các vấn đề pháp lý về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ