Khi nào bắt buộc phải đăng ký tạm vắng?
Khi nào bắt buộc phải đăng ký tạm vắng?
Trong thực tế hiện nay, nhiều người dân vẫn chưa hiểu rõ về nghĩa vụ đăng ký tạm vắng khi chuyển đi khỏi nơi cư trú, dẫn đến việc không thực hiện đúng quy định pháp luật. Việc không đăng ký tạm vắng có thể gây ra những vấn đề về quyền lợi và trách nhiệm trong việc quản lý dân cư, như ảnh hưởng đến việc cấp giấy tờ, bảo vệ quyền lợi chính đáng hoặc gặp phải những rắc rối pháp lý trong các thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ giải thích khi nào bắt buộc phải đăng ký tạm vắng, các trường hợp cần lưu ý và thủ tục cần thực hiện để đảm bảo quyền lợi và tránh các vấn đề pháp lý không mong muốn.
1. Đăng ký tạm vắng là gì?
Đăng ký tạm vắng là hành vi thông báo với cơ quan công an nơi cư trú về việc bạn sẽ tạm vắng tại địa phương trong một khoảng thời gian nhất định, qua đó nhằm giúp cơ quan có thẩm quyền có thể quản lý rõ được số lượng dân cư cũng như trật tự xã hội.. Đây là một nghĩa vụ quan trọng của công dân để đảm bảo việc quản lý dân cư và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mỗi người.
2. Khi nào bắt buộc phải đăng ký tạm vắng?
Theo Khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú 2020, công dân có trách nhiệm khai báo tạm vắng trong các trường hợp sau đây:
a. Đi khỏi xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên:
- Bị can, bị cáo đang tại ngoại.
- Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án.
- Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách.
- Người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ.
- Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách.
b. Đi khỏi xã nơi cư trú từ 01 ngày trở lên:
- Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành.
- Người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.
c. Đi khỏi huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng trở lên:
Người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
d. Đi khỏi xã nơi cư trú từ 12 tháng liên tục trở lên:
Đối với người không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài.
Theo đó, nếu công dân phải rời khỏi địa bàn cư trú trong khoảng thời gian nhất định mà thuộc 04 trường hợp nêu trên thì cần phải thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để khai báo tạm vắng.
3. Tại sao cần đăng ký tạm vắng?
Đăng ký tạm vắng không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn giúp đảm bảo quyền lợi của công dân trong các thủ tục hành chính. Một số lý do quan trọng cần đăng ký tạm vắng bao gồm:
- Quản lý thông tin cư trú chính xác: Đảm bảo thông tin về nơi cư trú của bạn luôn được cập nhật trong các hệ thống cơ quan nhà nước.
- Tránh các rắc rối pháp lý: Việc không đăng ký tạm vắng có thể dẫn đến những vấn đề về thủ tục hành chính, cấp giấy tờ, thậm chí là các vấn đề pháp lý liên quan đến cư trú.
- Đảm bảo an ninh trật tự: Việc đăng ký tạm vắng giúp cơ quan chức năng kiểm soát được tình trạng cư trú của người dân, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia.
4. Thủ tục đăng ký tạm vắng
Về thủ tục đăng ký tạm vắng sẽ có chút khác biệt vì bởi số ngày tạm vắng đối với mỗi trường hợp là khác nhau vì vậy sẽ thực hiện đăng ký tạm vắng tùy vào số ngày. Căn cứ khoản 2, 3 Điều 31 Luật Cư trú 2020 thì người tạm vắng đăng ký như sau:
- Trường hợp thứ nhất: tạm vắng theo mục a, b
Trước khi đi khỏi nơi cư trú, người tạm vắng phải đến khai báo tạm vắng tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú.
Khi đến khai báo tạm vắng phải nộp đề nghị khai báo tạm vắng và văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý, giáo dục người đó.
Cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn, kiểm tra nội dung khai báo, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị khai báo tạm vắng, cơ quan đăng ký cư trú cấp phiếu khai báo tạm vắng cho công dân.
Trường hợp phức tạp thì thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 02 ngày làm việc.
- Trường hợp thứ hai: tạm vắng theo mục c, d
Người tạm vắng từ 03 tháng trở lên hoặc 12 tháng liên tục có thể đến khai báo tạm vắng trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú hoặc khai báo qua điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Trường hợp người tạm vắng 01 năm là người chưa thành niên thì người thực hiện khai báo là cha, mẹ hoặc người giám hộ.
5. Nội dung hồ sơ khai báo tạm vắng
Nội dung hồ sơ khai báo tạm vắng bao gồm:
- Họ và tên.
- Số định danh cá nhân hoặc số CMND.
- Số hộ chiếu của người khai báo tạm vắng.
- Lý do tạm vắng.
- Thời gian tạm vắng.
- Địa chỉ nơi đến.
Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin khai báo tạm vắng của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người khai báo về việc đã cập nhật thông tin khai báo tạm vắng khi có yêu cầu.
6. Xử lý hành vi không đăng ký tạm trú
Người vắng mặt liên tục tại nơi thường trú mà không thực hiện khai báo cũng như đăng ký tạm vắng với cơ quan có thẩm quyền sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc quản lý dân cư tại địa phương. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền 500.000 đồng - 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng.
Ngoài ra, trường hợp người vắng mặt liên tục 12 tháng mà không đăng ký tạm vắng theo mục d sẽ bị xóa đăng ký thường trú.
Như vậy, người rời khỏi nơi cư trú, thường trú trong 12 tháng trở lên phải thông báo đến cơ quan có thẩm quyền ghi nhận. Trường hợp vi phạm có thể sẽ bị xóa đăng ký thường trú.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Phan Thảo Chi; Ngày viết: 15/01/2025)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
________________________________________________________
Các bài viết liên quan
Tại sao nên nhờ Luật sư tư vấn về trình tự, thủ tục chuyển hộ khẩu (nơi thường trú)
Những điều cần biết về tại ngoại
Tư vấn về án treo và điều kiện hưởng án treo
Hình phạt cải tạo không giam giữ trong Bộ luật Hình sự 2015
5 điều cần biết để được tha tù trước thời hạn có điều kiện