Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng

Trong nền kinh tế thị trường, việc bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp duy trì sự công bằng, minh bạch và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này cũng tuân thủ đúng các quy định về pháp luật cạnh tranh. Việc vi phạm các quy định về cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng không chỉ gây thiệt hại cho các bên liên quan mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các vi phạm cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng theo quy định pháp luật Việt Nam.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng

Khái quát về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng

Căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 quy định “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.”

Thêm nữa, Luật Cạnh tranh 2018 cũng đã quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm tại Điều 45 bao gồm:

“1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;

b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

2. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

4. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.

5. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:

a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;

b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.”

Như vậy, quan niệm và cách thức ghi nhận về cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam về cơ bản phù hợp với quan niệm và cách thức quy định của pháp luật các nước.

Hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường ngân hàng nói riêng, thị trường tài chính nói chung. Về bản chất, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng cũng giống như hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp khác trên thị trường. Tuy nhiên, do hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro, có ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đòi hỏi việc nhìn nhận, đánh giá đúng hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, trong đó có các ngân hàng thương mại là rất quan trọng. cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng là hành vi của các tổ chức tín dụng phát sinh trong hoạt động ngân hàng, trái pháp luật cạnh tranh, trái với các chuẩn mực đạo đức, tập quán kinh doanh ngân hàng, gây thiệt hại hoặc có khả năng thiệt hại cho tổ chức tín dụng là đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan; xâm phạm quyền lợi người sử dụng dịch vụ ngân hàng một cách không chính đáng thông qua việc lạm dụng quyền quyết định cấp tín dụng hoặc gây cản trở khách hàng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, không cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến dịch vụ ngân hàng nhằm thu lợi hoặc thu hút về phía mình lượng khách hàng một cách bất chính/không chính đáng.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng

Một là, nhóm hành vi xâm phạm đối thủ cạnh tranh. Liên quan đến nhóm hành vi này có thể kể đến là hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh như tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong hoạt động ngân hàng bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó; tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong hoạt động ngân hàng mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó; cung cấp thông tin không trung thực về TCTD khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về TCTD gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của TCTD đó; gây rối hoạt động kinh doanh của TCTD khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của TCTD đó. Các hành vi này đều tác động trực tiếp đến TCTD đối thủ và nhằm mục đích hạ uy tín, lợi nhuận của TCTD đó.

Hai là, nhóm hành vi xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng, điển hình như ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của TCTD khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với TCTD đó; lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về TCTD nhằm thu hút khách hàng của TCTD khác; so sánh dịch vụ của mình với dịch vụ của TCTD khác nhưng không chứng minh được nội dung; cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ TCTD khác.

Ba là, nhóm các hành vi xâm phạm tín dụng quốc gia. Ở nhóm thứ ba này, bất kì hành vi nào gây ảnh hưởng đến mục tiêu an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ quốc gia thì đều là hành vi xâm phạm hệ thống tín dụng quốc gia. Bởi lẽ, hoạt động ngân hàng là hoạt động nền tảng và quan trọng nhất trong nền kinh tế, hay nói cách khác hoạt động ngân hàng là trụ cột của nền kinh tế quốc gia. Bất kì sự biến động nào trong hoạt động ngân hàng cũng ảnh hưởng đến sự vận hành của nền kinh tế và ngược lại, mọi khía cạnh trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng và tác động ngược trở lại vào sự hoạt động bình thường của hoạt động ngân hàng. Do vậy, các hành vi trong nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai cũng đồng thời là hành vi thuộc nhóm thứ ba này. Nói một cách đơn giản, tất cả những hành vi tác động đến TCTD; người tiêu dùng trong hoạt động ngân hàng đều có thể ảnh hưởng đến an toàn hệ thống tín dụng quốc gia. Do đó, những hành vi này cần được pháp luật quy định một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt và cần thiết xây dựng các biện pháp xử lí kịp thời, hiệu quả.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Lương Thị Thu Trang; Ngày viết: 22/01/2025)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

________________________________________________________________________

Các bài viết liên quan:

Luật cạnh tranh: Những quy định quan trọng cần nắm

Cách xác định thị phần trong luật cạnh tranh

Cạnh tranh không lành mạnh trong quyền sở hữu công nghiệp

Các vấn đề pháp lý về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ



Gọi ngay

Zalo