Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân

Tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân

Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới thành lập lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân để kinh doanh, xuất phát từ những ưu điểm của loại hình này mang lại. Vậy khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề gì theo quy định của pháp luật doanh nghiệp? Bài viết này của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ cung cấp thông tin cơ bản về tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân.

1. Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Luật Doanh nghiệp định nghĩa: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sàn xuất đến tiêu thụ sàn phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Tuy nhiên, so với các tiêu chí nhận diện doanh nghiệp tại khái niệm trên thì doanh nghiệp tư nhân không đáp ứng tiêu chí về tài sản nên giống như những doanh nghiệp kinh doanh khác, doanh nghiệp tư nhân là tổ chức có tên riêng được nhà nước thừa nhận thông qua việc nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; và mục đích của doanh nghiệp tư nhân là thường xuyên, liên tục thực hiện hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận.

2. Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân

Bên cạnh những dấu hiệu chung của một doanh nghiệp kinh doanh thì doanh nghiệp tư nhân còn có những đặc điểm nhận diện riêng:

Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân đầu tư vốn và làm chủ. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền sở hữu tài sản đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập. Do vậy, doanh nghiệp tư nhân không đủ điều kiện để được công nhận là pháp nhân.

Thứ hai, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Theo Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:

- Được thành lập hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan;

- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự;

- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Thứ ba, chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có nghĩa là chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình bao gồm cả tài sản chủ doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư vào doanh nghiệp và tài sản mà chủ doanh nghiệp tư nhân không đầu tư vào doanh nghiệp.

3. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm những gì?

- CMND hoặc Hộ chiếu của chủ doanh nghiệp (sao y công chứng không quá 3 tháng);

- Giấy đề nghị thành lập Doanh nghiệp tư nhân;

- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (Ngành nghề có yêu cầu phải có vốn pháp định;

- Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác (đối với ngành nghề quy định phải có chứng chỉ hành nghề).

4. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Bước 1: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai phương thức:

- Nộp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT (Phòng ĐKKD) tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;

- Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng ĐKKD hoàn tất kết quả giải quyết và chuyển cho Bộ phận một cửa Phòng ĐKKD để trả kết quả.

Nếu quá thời hạn mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định (khoản 2, 3 Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Bước 3: Nhận kết quả

Trường hợp hồ sơ hợp lệ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nhận kết quả trực tiếp tại Phòng ĐKKD hoặc nhận qua đường bưu chính (trong trường hợp uỷ quyền đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị bưu chính công ích).

Cam kết chất lượng dịch vụ

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Nguyễn Thị Phương Thảo/182. Ngày viết bài: 05/04/2022)


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

-------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Lợi ích của doanh nghiệp mới thành lập khi được tư vấn pháp luật thường xuyên

- Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp

- Các bước thành lập công ty cổ phần

- Thành lập doanh nghiệp tư nhân

-Dịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp trọn gói



Gọi ngay

Zalo