Những điều cần biết về thủ tục phá sản doanh nghiệp?
Những điều cần biết về thủ tục phá sản doanh nghiệp?
“Phá sản” hay “vỡ nợ” là tình trạng xảy ra khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt khi các doanh nghiệp gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt, sự khan hiếm nguồn vốn hay sự quản lý tài chính lỏng lẻo. Vậy khi thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp cần lưu ý những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Điều kiện nào để doanh nghiệp được công nhận phá sản?
Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp; hợp tác xã mất khả năng thanh toán; và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Như vậy, để được công nhận là phá sản; doanh nghiệp phải đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện sau:
- Mất khả năng thanh toán;
- Bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.
Trong đó; doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán bao gồm 02 trường hợp:
Trường hợp 1: Không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;
Trường hợp 2: Có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.
2. Thủ tục phá sản doanh nghiệp.
Thủ tục phá sản doanh nghiệp theo Luật Phá sản 2014 gồm các bước sau:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Chỉ những người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Bước 2: Tòa án nhận đơn.
Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án xem xét đơn, nếu đơn hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản.
Nếu đơn chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.
Nếu người nộp đơn không có quyền nộp đơn, hoặc từ chối sửa đơn… thì Tòa án trả lại đơn.
Bước 3: Tòa án thụ lý đơn.
Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.
Sau đó, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn).
Bước 4: Mở thủ tục phá sản.
Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản Tòa án phải gửi thông báo đến những người liên quan.
Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố giao dịch vô hiệu; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng.
Đặc biệt sẽ kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ.
Bước 5: Hội nghị chủ nợ.
- Triệu tập Hội nghị chủ nợ:
+ Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.
+ Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần 02.
- Hội nghị chủ nợ lần thứ hai.
- Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận sau:
+ Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
+ Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh;
+ Đề nghị tuyên bố phá sản.
Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
- Thanh lý tài sản phá sản;
- Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.
Dịch vụ tư vấn về phá sản doanh nghiệp tại Công ty Luật HTC Việt Nam
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng các dịch vụ tư vấn liên quan thủ tục phá sản doanh nghiệp như sau:
- Tư vấn các trường hợp doanh nghiệp có thể bị lâm vào tình trạng phá sản;
- Tư vấn các thủ tục phá sản doanh nghiệp;
- Tư vấn về Nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Tư vấn về việc Thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;
- Tư vấn về việc nộp Phí phá sản và tạm ứng phí phá sản;
- Tư vấn về việc Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Thúy Hiền/187; Ngày viết: 18/5/2022)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
-----------------------------------------------------------------------------
Bài viết liên quan:
- Thủ tục yêu cầu tuyên bố phá sản
- Những điểm cần lưu ý về thủ tục yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp con nợ.
- Dịch vụ tư vấn khởi kiện thu hồi nợ
- Công ty Luật uy tín tại Hà Nộ