Tư vấn hợp nhất doanh nghiệp
Tư vấn hợp nhất doanh nghiệp
Trong quá trình kinh doanh, có những lĩnh vực đầu tư nhỏ mang lại lợi nhuận, hiệu quả kinh tế cao. Nhưng có những lĩnh vực đòi hỏi số vốn lớn, cạnh tranh khốc liệt trên thương trường. Vì lẽ đó, nhiều doanh nghiệp chọn hợp nhất doanh nghiệp - là cách thức để gia tăng sức mạnh khi mà các công ty đứng độc lập không đủ sức cạnh tranh. Vậy hồ sơ và thủ tục hợp nhất doanh nghiệp như thế nào? Liệu việc hợp nhất đó ảnh hưởng quyền và nghĩa vụ như thế nào đối vối công ty bị sáp nhập. Bài viết này của Công ty Luật HTC Việt Nam tư vấn cho Quý khách hàng những vấn đề cơ bản về hợp nhất doanh nghiệp theo quy định.
1. Hợp nhất doanh nghiệp là gì?
Hợp nhất doanh nghiệp là trường hợp hai hoặc một số công ty cùng loại có thể hợp nhất thành 1 công ty mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
2. Lợi ích của hợp nhất doanh nghiệp là gì ?
Hợp nhất doanh nghiệp là góp chung tài sản, quyền và nghĩa vụ để hình thành công ty mới. Trong khi đó, sáp nhập doanh nghiệp lại yêu cầu các công ty bị sáp nhập phải chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ sang công ty nhận sáp nhập. Đồng thời, công ty nhận sáp nhận sẽ được giữ nguyên sự tồn tại.
3. Khi nào nên hợp nhất doanh nghiệp?
Hợp nhất doanh nghiệp mang đến cho các chủ kinh doanh nhiều lợi ích khác nhau. Không những được bồi đắp về mặt nguồn vốn, mà hình thức này còn gia tăng cơ hội phát triển của công ty. Vậy, khi nào chúng ta nên thực hiện quy trình hợp nhất doan nghiệp? Có lẽ, đây chính là câu hỏi được khá nhiều dân kinh doanh đặt ra.
Hiểu một cách chính xác, hợp nhất doanh nghiệp chính là một hình thức tập hợp sức mạnh trong thời gian ngắn nhất. Việc hợp nhất giữa các công ty cùng lĩnh vực sẽ tạo nên một sức cạnh tranh cực lớn trên thị trường. Do đó, khi bạn cảm thấy doanh nghiệp của mình còn hạn hẹp về khả năng tài chính hoặc nhân lực, thì có thể bắt đầu tìm kiếm bạn đồng hành. Trên thị thức, có rất nhiều công ty, doanh nghiệp đang rơi vào tình huống này.
Tuy nhiên, việc hợp nhất doanh nghiệp cũng có một vài điểm hạn chế. Khi thực hiệp hợp nhất, các doanh nghiệp cần tổ chức lại bộ máy quản lý, nhận sự cũng như mô hình kinh doanh. Có thể, vấn đề hợp nhất sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp nếu các doanh nghiệp bị hợp nhất đang có khoản nợ. Đây chính là một thách thức khá lớn đối với các doanh nghiệp. Do đó, trước khi quyết định hợp nhất công ty, các bạn nên xem xét và tìm hiểu kỹ lưỡng những công ty còn lại.
4. Lưu ý khi hợp nhất doanh nghiệp
Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác. Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
Doanh nghiệp hợp nhất sẽ được thừa hưởng quyền và lợi ích hợp pháp; chịu toàn bộ trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ về tài sản khác của công ty bị hợp nhất.
5. Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp
Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hợp nhất doanh nghiệp: Lập và phê duyệt phương án kinh doanh tiền khả thi; Tìm kiểm, kiểm tra, phân tích mức độ hợp pháp đối với trụ sở doanh nghiệp; Xây dựng ý tưởng và kiểm tra mức độ hợp pháp đối với tên doanh nghiệp; Xây dựng ngành nghề công ty được hợp nhất phù hợp với ngành nghề đã đăng ký; Nghiên cứu và kiểm tra quy định pháp luật đối với người đại diện công ty được hợp nhất; Phân tích các quy định pháp luật khác liên quan đến vấn đề hợp nhất doanh nghiệp;
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến thủ tục hợp nhất doanh nghiệp; Xây dựng quy chế hoạt động công ty được hợp nhất; Xây dựng mô hình và cơ cấu tổ chức công ty được hợp nhất;
Bước 3: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở kế hoạch và Đầu tư: Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ra phiếu nhận và hẹn ngày trả kết quả; Nếu hồ sơ chưa đúng, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả yêu cầu bổ sung; Nếu hồ sơ thiếu: bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ra văn bản yêu cầu bổ sung.
Bước 4: Nhận kết quả Đăng ký kinh doanh: Xuất trình giấy hẹn nhận kết quả; Nộp lệ phí Đăng ký kinh doanh; Nhận kết quả Đăng ký kinh doanh; Thực hiện thủ tục khắc dấu pháp nhân.
Cam kết chất lượng dịch vụ
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Thị Phương Thảo/182. Ngày viết bài: 06/04/2022)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
-------------------------------------------------
Bài viết có liên quan:
- Tư vấn hợp nhất doanh nghiệp
- Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp
- Lợi ích của doanh nghiệp mới thành lập khi được tư vấn pháp luật thường xuyên