7 điều cần nắm chắc khi muốn đăng ký hoạt động hộ kinh doanh cá thể
7 điều cần nắm chắc khi muốn đăng ký hoạt động hộ kinh doanh cá thể
Với những cá nhân hay nhóm cá nhân có nhu cầu khởi nghiệp, kinh doanh nhỏ lẻ thì việc lựa chọn hình thức Hộ kinh doanh cá thể là tối ưu nhất. Đăng ký hoạt động hộ kinh doanh cá thể khi nói khái quát thì đơn giản hơn thành lập doanh nghiệp vì nó ít gò bó ở một khuôn khổ nhất định. Nhưng khi tiến hành quy trình gặp nhiều cản trở hơn. Bởi việc có khuôn khổ thì đã có văn bản quy định, còn không có khuôn khổ thì tùy thuộc vào yếu tố con người. Vậy cần lưu ý gì khi kinh doanh theo hình thức này? Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn 7 điều cần nắm chắc khi muốn đăng ký hoạt động hộ kinh doanh cá thể.
1. Về đối tượng được đăng ký
Theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có nêu rõ, các đối tượng được quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể là cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Người đại diện các thành viên hộ gia đình đứng tên trên giấy phép kinh doanh là chủ hộ kinh doanh. Một người chỉ đứng tên duy nhất một hộ kinh doanh, xét trên phạm vi cả nước. Nếu người này đã là chủ một hộ kinh doanh trước đó, mặc dù không kinh doanh từ rất lâu rồi nhưng vẫn chưa tiến hành giải thể thì người này không thể đứng tên trên hộ kinh doanh mới (muốn đăng ký hộ kinh doanh mới phải giải thể hộ kinh doanh cũ).
2. Về cách đặt tên hộ kinh doanh
Cũng giống như thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng có tên gọi riêng.
- Tên hộ kinh doanh bao gồm 2 thành tố: "Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh".
- Tên hộ kinh doanh không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” vì dễ gây nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp.
- Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của những hộ kinh doanh khác đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
- Không sử dụng tiếng anh để đặt tên cho HKD. Nếu sử dụng phải đảm bảo giữa các ký tự có dấu chấm đi kèm.
3. Về địa điểm đăng ký kinh doanh
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Trường hợp địa chỉ này là nhà thuê hoặc mượn thì cần xác minh rõ tại địa chỉ này từ trước đến nay đã có ai thành lập HKD ở đây chưa? Nếu có thì họ đã giải thể HKD này chưa? Để xác minh được điều này, cần yêu cầu chủ nhà lên UBND quận/huyện để hỏi. Trường hợp có HKD mà chưa giải thể thì chủ nhà có thể lên UBND quận yêu cầu giải thể HKD này với lý do chủ HKD đã bỏ đi và không còn hoạt động ở đây nữa.
4. Về vốn điều lệ khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Hiện nay luật không quy định số vốn tối thiểu hay tối đa đối với HKD. Do vậy, đăng ký số vốn bao nhiêu là tùy thuộc khả năng của mỗi người và quy mô, ngành nghề người đăng ký hướng đến. Tuy nhiên cần lưu ý: Việc chịu trách nhiệm về rủi ro của HKD là chịu trách nhiệm vô hạn (chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản có được). Nên khi quyết định đăng ký HKD thì cần phải cân nhắc về tính rủi ro sau này. Nếu việc kinh doanh không thuận lợi, bạn phải chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản mình có chứ không chỉ là chịu trách nhiệm trên số vốn bạn đăng ký.
5. Về số lượng lao động tối đa của hộ kinh doanh
Theo quy định trước đây, số lượng lao động tối đa mà hộ kinh doanh cá thể được phép sử dụng là 9 lao động. Tuy nhiên, với Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh không còn bị giới hạn số lượng lao động nữa.
6. Về ngành nghề đăng ký kinh doanh
Hộ kinh doanh được quyền đăng ký nhiều ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
Hộ kinh doanh được kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng phải đảm bảo đảm bảo đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.
Muốn kinh doanh ngành nào thì khi đăng ký thành lập, ghi ngành nghề, nghề đó trên giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh hoặc lựa chọn mã ngành nghề muốn đăng ký nếu làm thủ tục đăng ký online.
7. Về giấy tờ cần có để đăng ký hộ kinh doanh
- Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà giữa chủ nhà và chủ hộ kinh doanh phải được ký trực tiếp, không thông qua trung gian;
- Sao y công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- 2 bản sao y công chứng CMND/CCCD của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh (nếu có);
- Các chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện (sao y công chứng).
Dịch vụ tư vấn về đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại công ty Luật TNHH HTC Việt Nam:
- Dịch vụ đăng ký giấy phép hộ kinh doanh cá thể;
- Hồ sơ, thủ tục thay Đổi giấy phép hộ kinh doanh cá thể;
- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng các vấn đề khác có liên quan.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm “Tận tâm - Hiệu quả - Uy tín” cho quý khách, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Phạm Duy Thắng/193; Ngày viết: 19/5/2022)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
---------------------------------------------------------------------------------
Bài viết liên quan:
- Tư vấn người nước ngoài thành lập hộ kinh doanh cá thể ở Việt Nam
- Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
- Mở thêm hộ kinh doanh cá thể khi đã có công ty trách nhiệm hữu hạn
- Top 15 luật sư nổi tiếng và uy tín tại Hà Nội
- Luật sư uy tín tại quận Cầu Giấy